Công việc vất vả cùng những sức ép đôi khi khiến nhiều ba mẹ cảm thấy căng thẳng. Tuy nhiên, trước khi bước vào nhà, ba mẹ nên cởi bỏ được hết những áp lực công việc ở bên ngoài cánh cửa và phải tự nhắc nhở mình quên đi những chuyện không vui ở cơ quan. Mỗi khi về đến nhà họ sẽ bắt đầu vai trò của ba mẹ trọn vẹn và dành nhiều thời gian cho con.
Bản thân đứa trẻ cũng muốn ba mẹ luôn vui vẻ với chúng, không gắt gỏng hay mắng vô cớ, đổ hết những điều không tốt lên chúng dù thực tế có thể chúng hoàn toàn vô tội hoặc chuyện cũng không quá to tát.
=> vì sao khi con chưa đủ nhân duyên đến bên ta, ta tìm mọi cách để con được xuất hiện trong cuộc đời ba mẹ. Và khi con đủ duyên đến với ta, lúc biết được thông tin ấy, ta rất mừng vui và luôn ôm ấp trong khoản thời gian ngắn ngủi rồi sau đó ta lại mặc kệ con, không đồng hành cùng con và mất kết nối với con.
✔Trở thành ba mẹ “không biết”
Khi trẻ làm bài tập và gặp phải bài khó, thay vì ngay lập tức nổi nóng, trách mắng trẻ: “Sao con lại dốt thế hả. Bài thì dễ như thế này” rồi làm giúp thay chúng, tốt nhất mẹ nên đọc qua. Hãy nói rằng: “Ba mẹ cũng chưa biết phải làm thế nào. Chúng ta cùng nhau nghĩ cách nhé”. Sau vài lần như vậy, ba mẹ sẽ tập được cho trẻ cách tự giải quyết vấn đề.
Mặt khác, khi tự làm được một điều gì đó, trẻ cũng cảm thấy có thành tựu và sau nhiều lần như vậy sẽ xây dựng được thói quen không cần dựa vào ai khác.
Hãy trở thành ba mẹ “không biết” thay vì “cái gì cũng biết”. Ba mẹ có thể đồng hành cùng trẻ tìm ra câu trả lời nhưng tuyệt đối không nói ra đáp án ngay vì như vậy sẽ làm thui chột khả năng tự suy nghĩ của trẻ.
=> năng lực không biết là một năng lực rất khó dành cho ba mẹ, đặc biệt khi ta đang đứng ở vị trí làm ba làm mẹ, là ta đang nghĩ mình biết rất nhiều biết tất cả trên thế gian này. Ta sợ nếu ta không biết con sẽ coi khinh ta. Và điều quan trọng hơn nữa là chính ta đang cố cướp mất quyền trưởng thành từ con.
✔ Trở thành ba mẹ “nhất định phải bình tĩnh”
“Bình tĩnh, bình tĩnh, bình tĩnh” ngay cả khi trẻ làm điều gì đó không tốt. Ba mẹ nhất định phải biết kiểm soát tốt tâm trạng của mình, không được nổi nóng vì chắc chắn điều đó không khiến trẻ rút ra được bài học gì.
Ví dụ khi con bị điểm kém, hãy bình tĩnh bảo con mang bài kiểm tra ra và cùng con phân tích lỗi sai. Ba mẹ có thể nói: “Nếu con đã hiểu thì lần sau không được làm sai nữa nhé”. Trong trường hợp mẹ không kìm chế được cảm xúc, hãy vào nhà vệ sinh hít sở thật sâu trước khi bước ra nói chuyện với con.
=> Hãy áp dụng nguyên tắc 5N vào chính chỗ này "Ngưng, Nghe, Ngẫm, Nghĩ, Nói" chính ta sẽ dần sẽ mềm mại hơn với con rất nhiều
✔ “Ba mẹ cũng từng như thế”
Bất cứ khi nào trẻ cảm thấy buồn bã vì gặp thất bại, thay vì trách mắng khiến trẻ cảm thấy áp lực tâm lý, mẹ có thể ngồi tâm sự với con. Ba mẹ có thể nói: “Khi bằng tuổi con, mẹ cũng từng như thế” hoặc “Con đừng buồn nữa. Khi bằng tuổi con ba mẹ cũng không làm được như con bây giờ đâu”. Nhờ vậy trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn và không trách móc bản thân vì mình kém cỏi.
Hay khi trẻ cảm thấy lo lắng trước một điều gì đó, ba mẹ có thể ở bên và kể một vài câu chuyện khi mẹ ở độ tuổi tương tự như thế nhằm làm dịu áp lực trong lòng trẻ.
=> Đồng hành - Đồng loã - Đồng sự là một tiến trình rất quan trọng con rất cần ba mẹ bên cạnh để con được kết nối
✔ Ba mẹ không bao giờ nói “Con phải”
Là một phụ huynh, nhất định ba mẹ không được áp đặt quan điểm của mình lên trẻ khi chưa rõ những điều chúng muốn bằng những câu “Con phải…”
Việc áp đặt quan điểm của mình lên trẻ có thể khiến chúng khi lớn lên sẽ thiếu nhận định và quan điểm cá nhân. Mối quan hệ giữa phụ huynh và con cái phải được xây dựng dựa trên mối quan hệ bình đẳng, hiểu và tôn trọng lẫn nhau.
=> Hãy là những Ba Mẹ Làm Gương
Luôn nhìn thấy ta là gương soi rõ nhất cho con, tất cả mọi hành động của ta con đều được phản chiếu lại sâu sắc nhất.