Viêm họng là gì?
– Viêm họng là tình trạng viêm cấp niêm mạc hầu.
– Có 3 loại viêm họng: viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét (rất hiếm gặp). Trong tất cả các trường hợp, người bệnh đều cảm thấy đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt và thường xuyên nhức đầu. Ngoài ra, viêm họng còn đi kèm với một vài triệu chứng như cảm lạnh, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng amiđan và nổi hạch ở cổ…
– Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng nhưng phần lớn là do các loại vi rút (80%), còn lại là do vi khuẩn (chủ yếu liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A Streptococcus – thủ phạm gây nên những biến chứng nghiêm trọng về tim, khớp và thận) và các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, khói bụi, rượu, hoá chất…
Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ nhỏ
Bệnh viêm họng khiến trẻ khó chịu
Sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay
– Đây là triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp. Nó giống các dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp khác nên bạn có thể đi kiểm tra để có thể biết rõ nguyên nhân.
Nghẹt mũi, sốt cao, ăn ngủ kém, mệt mỏi:
– Sau khi sổ mũi, hắt hơi 1-2 ngày, trẻ sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, sổ họng sưng đau kèm sốt cao 39-40 độ C.
– Sốt cao làm trẻ có hiện tượng ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi thân mình, cổ họng sưng làm trẻ nuốt đau kèm theo nghẹt mũi làm cho trẻ ăn ngủ kém, mệt mỏi.
Hạch cổ sưng đau:
– Có một số trẻ có hiện tượng sưng hạch ở cổ. Đây là hiện tượng bình thường khi cơ thể phản ứng với bệnh.
Đau rát họng, ho khan
– Trẻ ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng tại cổ họng, khát nước sau đó chuyển thành đau rát lúc nói và ăn. Cảm giác này lan lên cả tai và đau nhói khi nuốt. Trẻ bị đau ngứa tại cổ họng dẫn đến hiện tượng ho khan, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho trẻ bị khàn tiếng.
Trẻ thở bằng miệng
– Khi mũi bị viêm nghẹt sinh ra chất dịch bẩn chảy xuống cổ họng, làm họng bị viêm nhiễm dẫn đến viêm họng. Hơn nữa, khi bị nghẹt mũi, trẻ không thể tự thở bằng mũi mà chuyển sang thở bằng miệng.
– Như vậy, lượng không khí vào cơ thể chưa được thanh lọc và làm ấm đã đến cổ họng khiến cổ họng bị lạnh và thương tổn. Đây là nguyên nhân khiến cho các bệnh về đường hô hấp xâm nhập.
Amidan sưng to, thành sau cổ họng sưng thậm chí xuất huyết, viêm màng tiếp hợp
– Khi khám, ta sẽ thấy được toàn bộ niêm mạc mũi họng trẻ sưng đỏ rực, thành sau họng sưng phù, đỏ, xuất tiết. Hai amidan sưng to, thường có hốc nếu nặng có thể có mủ hoặc bựa trắng trên bề mặt.
– Nếu viêm họng cấp do virus cúm sẽ có hiện tượng xuất huyết ở thành sau họng, nếu do virus APC thì có hiện tượng xuất tiết mũi, viêm màng tiếp hợp.
Có biện pháp phòng và điều trị riêng cho trẻ em không?
Chỏ trẻ đeo khẩu trang để phòng tránh bụi bặm
– Vệ sinh họng, răng, miệng cho con em mình hàng ngày bằng cách đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.
– Cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi, tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.
– Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen ngậm kẹo hay ăn kem. Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa, nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng 28oC.
– Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
– Khi trẻ mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi… cần điều trị dứt điểm, tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng.
– Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa.
– Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.
Điều trị viêm họng như thế nào?
Cho trẻ uống thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng
– Phần lớn viêm họng được điều trị bằng các loại kháng sinh, hạ sốt và giảm đau kết hợp với thuốc khử trùng họng.
– Nếu bác sĩ kê kháng sinh thì người bệnh nhất thiết phải tuân thủ theo. Và ngay cả khi những triệu chứng của bệnh đã dứt bạn cũng không nên dừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống tái phát bệnh.
Phòng tránh lây nhiễm viêm họng như thế nào?
– Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.
– Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
Mẹo dân gian trị viêm họng cho người lớn và trẻ nhỏ
Mẹo dân gian giúp phòng bệnh viêm họng cho trẻ nhỏ và người lớn
– Gừng + mật ong: gừng rửa sạch thái mỏng, cho thêm mật ong vào, đợi trong vài phút rồi lấy gừng ra ngậm. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm viêm đau họng, kháng viêm và làm dịu cổ họng nhanh chóng.
– Lá diếp cá + nước vo gạo: dùng một nắm lá diếp cá rửa sạch, giã nát sau đó cho vào nồi cùng 1 bát nước vo gạo đun sôi. Hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 20 phút cho đến khi nhừ và chắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần bạn sẽ thấy công hiệu.
– Lá xương sông + đường phèn: dùng khoảng vài lá xương sông rửa sạch, đem thái nhỏ sau đó cho thêm một ít mật ong và đem hấp cách thủy khoảng 1o phút. Để nguội và chắt lấy nước uống mỗi ngày 2 lần để chữa viêm họng, ho, nôn trớ và tiêu đờm hiệu nghiệm.
– Nước ép cà rốt + mật ong: Dùng 1 cốc nước ép cà rốt, sau đó cho thêm 2-3 thìa mật ong, khuấy đều. Pha thêm nước sôi để nguội và dung dịch này theo tỉ lệ 1:1, dùng súc họng hàng ngày (mỗi lần từ 5-7 phút).
– Tỏi + sữa nóng: chuẩn bị một cốc sữa nóng, đập dập vài tép tỏi rồi cho vào cốc sữa hãm từ 10-15 phút. Uống mỗi ngày từ 2-3 cốc để giảm sưng tấy họng, đau rát cổ họng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Sáp ong: mỗi ngày ngậm khoảng 5g sáp ong, mỗi lần nhâm nhi 1 miếng sáp ong bằng ngón tay cái. Chỉ trong 2-3 ngày, triệu chứng viêm họng khó chịu sẽ tự nhiên biến mất mà không cần dùng thuốc.