Bài thuốc trị bệnh gan mật gồm có các vị thuốc: Cây mua lông 20g, rễ cỏ tranh12g, cây cối xay 12g, cỏ chân vịt 12g, cỏ nhọ nồi 12g, bạc thau 12g, bông mã đề 12g, râu ngô 12g, hương phụ chế 12g, ké đầu ngựa 12g, mía voi 12g, thóc lép 12g, cây phăn phắt 12g, na rừng 12g, tỳ giải 8g.
2. Tác dụng của các vị thuốc
Cây mua lông, cối xay, phăn phắt, râu ngô, cỏ chân vịt là những cây chủ lực chữa về bệnh gan. Khi bị bệnh về gan thường gây phù cổ trướng có các vị như: Rễ cỏ tranh, thóc lép, mía voi, tỳ giải, ké đầu ngựa.
Để giảm đau hành khí có hương phụ chế. Phân thanh giáng trọc có bạc thau, tỳ giải. Ăn uống hấp thụ tiêu hóa có vị na rừng.
Cây mua lông hỗ trợ trị bệnh gan mật
3. Cách dùng, cách sắc và cách uống thuốc
- Cách dùng: Các vị trên lấy về rửa sạch, thái lát, phơi âm can (phơi trong bóng râm), khi gần khô sao thơm, để khô dùng bốc làm thuốc. Riêng vị hương phụ phải tứ chế, ké đầu ngựa sao cháy gai.
- Cách sắc và cách uống thuốc: Cho 5 bát nước vào sắc kỹ còn 1 bát đổ ra. Lần 2 cho 3 bát nước sắc còn 1 bát đổ vào nước sắc lần 1. Lần 3 cho 2 bát nước sắc lấy 1 bát đổ chung với nhau, đun sôi kỹ chia làm 3 lần uống trong ngày, sau khi ăn 15 - 20 phút.
- Thời gian uống thuốc: Uống liên tục mỗi ngày một thang uống 3 tháng liên tục, rồi nghỉ 5 ngày đến 1 tuần, uống tiếp cho đến 2 - 3 chu trình rồi nghỉ. Sau một năm lại uống nhắc lại độ 1 tháng.
Khi bị bệnh cấp ngày sắc 1 thang, ngày uống 3 lần, sau khi bệnh thuyên giảm đi vào ổn định 1 thang uống 1 đến 2 ngày, có thể uống thay nước khi bệnh nhân đã thuyên giảm.
Vị thuốc rễ cỏ tranh
4. Kiêng kỵ khi uống thuốc
Khi uống thuốc ta cần kiêng như sau:
-
Các chất tanh như: Cá mè, cá diếc..., thịt trâu, chó, bò, gan, ngan, ngỗng, vịt, cua, ốc, cá, lươn, trạch...
-
Dưa chua cà muối, lòng lợn tiết canh.
-
Rau cần kiêng: Rau muống, củ cải, đỗ xanh (làm dã thuốc).
Nên ăn: Thịt lợn.
Trong thời gian uống thuốc cũng như bệnh tình đã ổn định vẫn phải kiêng tuyệt đối rượu, bia, thịt chó, đồ tanh sống.
Người bệnh gan mật cần kiêng tuyệt đối rượu bia
5. Gia giảm các vị thuốc
- Nếu bệnh nhân bị táo bón cho thêm vị đại hoàng 10 – 12g, chỉ xác 10 -12g.
- Nếu bệnh nhân gầy, ăn uống kém gia thêm: Hồi sức (Cây hai nhựa) đìu đìu, na rừng, mỗi thứ 12g. Nếu bị vàng da ta cho thêm chi tử 12g, hoàng bá nam (vỏ cây núc nác) 12g.
- Nếu có khối u trong gan cho thêm xạ đen, cà gai leo, chó đẻ răng cưa lá to, bồ công anh, mỗi thứ 10 - 12g.
- Khi bị xơ gan cổ trướng: Thành phần các vị thuốc trên ta gia thêm các vị thuốc như sau: Hoàng bá nam 10g, vỏ vối rừng 10g, cam thảo 5g, mộc thông vàng 10g, cỏ xước 8g, đại hoàng 8g, thông thảo 3g.
- Khi bị bệnh gan thường hay bị đầy trướng, trong bài thuốc có các vị lợi trục thủy (gây tả hạ mạnh, sau khi dùng bệnh nhân có thể đi tả đi tiểu liên tục) như mộc thông vàng, cỏ tranh, mã đề, thông thảo, mía voi....
- Tiêu tích hành khí (thông phá khí tiêu tích, ngực bụng đầy trướng, đại tiện táo kết...) gồm: Đại hoàng, hậu phác, vỏ vối rừng, hương phụ.
- Các vị tiêu độc như: Ké đầu ngựa, hoàng bá, dành dành...
- Khi bị xung huyết cần cho thêm các vị thuốc như xơ mướp sao cháy, huyết dụ, nhọ nồi, làm nhiệm vụ cầm máu.
- Bệnh nhân bị bệnh lâu ngày cơ thể suy yếu ta cho thêm cây hồi sức (cây hai nhựa, hay còn gọi là địa ùi).
Bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, người bệnh cần dùng thuốc theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc theo sự mách bảo của người khác.