“Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ”. Hiện nay tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ ngày càng có hiện tượng gia tăng đột biến và chúng xảy ra ở mọi độ tuổi. Sâu răng không những làm mất thẩm mỹ mà chúng còn gây nê những triệu chứng đau nhức, khó chịu, không ăn, không ngủ,… Chính vì những lý do đó có thể khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng. Qua bài viết dươi đây suckhoe365.vn sẽ chia sẽ co các bạn những kiến thức về sâu răng ở trẻ nhỏ, qua đó bạn có thể giải quyết khi con bạn gặp phải vần đề này nhé.
Nguyên nhân sâu răng ở trẻ nhỏ
Ở trẻ em nguyên nhân chính gây ra sâu răng thường là do ăn nhiều đồ ngọt và lười vệ sinh răng miệng. Đường và các gợn thức ăn thừa bám lại lâu trên răng sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Các vi khuẩn này bám trên răng hình thành nên những đốm khuẩn và các đám khuẩn này tiếp tục tấn công hình thành nên những lỗ sâu trên răng.
Giai đoạn đầu những lỗ sâu chưa xuất hiện, răng bé chỉ có hiện tượng đổi màu nhẹ vì vậy mà bố mẹ thường không biết. Chỉ khi sâu răng chuyển sang đến giai đoạn thứ hai, răng sâu chuyển hẳn sang màu đen và các lỗ sâu hình thành, bé bắt đầu có cảm giác đau nhức và khó chịu khi thức ăn vướng vào lỗ sâu. Những lỗ sâu này sẽ ăn sâu rất nhanh gây nên tủy răng bị viêm rất đau buốt. Thêm vào đó việc răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm khiến lợi bị ảnh hưởng và răng vĩnh viễn sau này khó mọc hoặc mọc không đúng chỗ.
Điều trị sâu răng ở trẻ nhỏ
Nếu bé nhà bạn bị sâu răng thì bạn cần đưa bé đến khám nha khoa thay vì tự dùng thuốc ở nhà. Vì tùy vào từng giai đoạn cụ thể của quá trình sâu răng mà sẽ có cách điều trị thích hợp.
Giai đoạn chưa hình thành lỗ sâu, việc điều trị khá đơn giản chỉ cần sử dụng thuốc có tính năng sát trùng cao chấm vào chỗ bị sâu để ức chế và loại bỏ hết các vi khuẩn bám trên răng.
Khi đã hình thành lỗ sâu, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành nạo bỏ phần sâu và ngăn chặn sự ăn sâu của vi khuẩn vào tủy răng hay vào lợi. Có hai phương pháp thường được sử dụng để điều trị răng đã có lỗ sâu:
- Thực hiện tái khoáng phần bị sâu: bằng việc sử dụng dung dịch có chứa alcium, phosphate, florine đặt vào vùng răng bị sâu nhằm tác dụng thu hẹp và ức chế sự phát triển của lỗ sâu.
- Thực hiện trạm bít lại các lỗ sâu răng: sử dụng chất liệu đặc biệt hàn vá vào chỗ khuyết do bị sâu vừa giúp khôi phục chức năng của răng vừa giữ lại được tính thẩm mỹ cho răng.
Biện pháp phòng ngừa sâu răng cho trẻ nhỏ
- Nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày, cùng đánh răng với trẻ trước khi đi ngủ.
- Chọn loại kem đánh răng và kích thước bàn chải phù hợp với độ tuổi của bé.
- Hạn chế cho các bé ăn đồ ăn ngọt, nước ngọt có ga vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Trên đây là các nguyên nhân, triệu chứng bệnh sâu răng của trẻ nhỏ mà các bố mẹ nên biết để có phương pháp điều trị phù hợp.