Những thói quen này thường là do ba mẹ vô tình tạo ra cho trẻ. Nhất là trong giai đoạn bé học ăn dặm, là khoảng thời gian bé luyện tập để phát triển thị giác và khả năng nhai. Nhưng nếu ba mẹ chủ quan trong giai đoạn này có thể tạo cho bé thói quen nhai nuốt chậm chạm, ngậm thức ăn trong miệng. Bé chỉ thích tiếp nhận thực phẩm “lỏng”, ngại nhai các loại thức ăn như rau xanh, hoa quả, thịt băm …
Trẻ lười ăn do trẻ không tập trung ăn uống
Khi bắt đầu biết ăn, trẻ rất thích ăn kẹo ngọt và socola. Nếu ba mẹ cho bé ăn tùy tiện sẽ dẫn tới tình trạng bé “lửng dạ” và không hứng thú với bữa ăn chính nữa. Một điểm khiến bé không hứng thú nữa là bé thường vừa ăn vừa chơi hoặc vừa ăn vừa xem tivi. Chính những hoạt động ngoài lệ này đã gây phân tán sự tập trung ăn uống của trẻ, ảnh hưởng xấu tới cảm giác ngon miệng. Hình thành tình tạng bé lười ăn qua thời gian.
Giờ ăn “tùy hứng” dẫn tới trẻ lười ăn
Bé có thể ăn bất kỳ lúc nào là một thói quen không tốt. Bé không phân biệt rõ được cảm giác no, đói mà bé chỉ ăn khi thấy thích. Điều này làm cho mỗi bữa trẻ ăn không nhiều và cũng không thực sự thấy ngon.
Bé lười ăn vì mẹ chiều bé chỉ cho bé ăn những gì bé thích
Ba mẹ chỉ cho bé ăn những món bé khoái khẩu. Vì cho rằng ăn những món bé thích bé sẽ ăn nhiều hơn. Song đây là một thói quen không tốt vì nó khiến trẻ không thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, cũng như bỏ qua những món ăn ngon có thể bé thích. Và đặc biệt là bé rất nhanh chán món ăn “khoái khẩu” của chính mình, dẫn đến bé lười ăn ngay cả với những món khoái khẩu ấy
Không khí ăn uống thoải mái và ấm áp bị bỏ qua
Một điểm rất quan trọng đó là nhiều ba mẹ thường không chú ý tới không khí ăn uống. Khi bé không ăn các mẹ thường thiếu kiên nhẫn mà nổi nóng hoặc tức giận, khiến không khi ăn uống căng thẳng. Dần dần bé sẽ rất sợ ăn uống. Và một điều mà nhiều ba mẹ bỏ qua đó là không khí gia đình trong bữa ăn vì ba mẹ thường cho bé ăn riêng, trước hoặc sau bữa ăn của cả nhà. Ba mẹ không biết rằng nếu ăn cùng với các thành viên khác, trẻ sẽ ăn ngon hơn và nhiều hơn so với khi ăn một mình.
Tình trạng bệnh lý khiến trẻ lười ăn
Một nhóm nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng bé lười ăn đó chính là do trẻ không khỏe trong người. Cũng giống như người lớn, khi trẻ không khỏe, trẻ cũng không muốn ăn. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhai nuốt do mọc răng, đau họng… khiến bé không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài làm cho bé không hứng thú với việc ăn uống.
Trẻ lười ăn do bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ có thể lười ăn do hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động không bình thường. Trẻ có cảm giác buồn nôn, đau bụng, nặng hơn là tiêu chảy, táo bón, những triệu chứng này đều khiến trẻ có cảm giác không muốn ăn. Nguyên nhân có thể là đường ruột của trẻ bị loạn khuẩn, rối loạn sự co bóp hoặc tiết dịch trong dạ dày và ruột.
Bé bị nhiễm khuẩn
Khi trẻ bị virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm một số cơ quan như tai, mũi, họng, mắt, đường tiêu hóa khiến trẻ bị ho, sốt và mệt mỏi. Trẻ không muốn ăn và ăn rất ít.
Tất cả các tình trạng bệnh lý kéo dài đều hình thành ở trẻ một thói quen ăn ít hơn và không hứng thú với việc ăn uống. Các cơ chế sản sinh dịch và enzyme cũng vì thế mà lười hoạt động hơn, góp phần vào tình trạng trẻ lười ăn.
Trẻ lười ăn mẹ phải làm gì ?
Trước hết mẹ nên tìm hiểu ra nguyên nhân chính làm cho trẻ lười ăn. Mặt khác mẹ cần xây dựng lại chế độ ăn khoa học và thích hợp với trẻ. Đưa trẻ đi khám bác sĩ để chữa trị nếu như trẻ gặp các vấn đề về tiêu hoá, nguyên nhân chính gây biếng ăn, lười ăn ở trẻ. Sau đó mẹ hãy tự lên thực đơn tuần các món ăn với sự thay đổi, mới mẻ cho bé.
Khi bé không muốn ăn mẹ không nên ép hay cố nhồi nhét cho trẻ. Hành động đó chỉ khiến trẻ phát hoảng và nôn trớ thức ăn ra ngoài. Tạo cho bé thói quen ăn vui vẻ lý thú, bàn ăn phong phú những món ăn được trưng bày ngộ nghĩnh sẽ tạo hứng thú cho bé ăn ngay ấy mà! Mẹ và bé hãy cùng viết lên “nhật ký mum mum” để bé háo hức hơn cho các bữa tiếp theo và nhìn lại mỗi bữa bé ăn mấy bát cơm, mấy chén canh, có sự tiến bộ rõ rệt như thế nào nhé!
Chúc các mẹ sớm khác phục được tình trạng bé lười ăn nhé !