Bé từ 3 đến 5 tuổi cần khoảng 10 đến 12 giờ ngủ vào ban đêm. Giờ đi ngủ có thể thay đổi rất nhiều. Một số bé có thể đi ngủ sớm lúc 6h30 tối, trong khi nhiều bé đi ngủ muộn hơn. Vào ban ngày, những bé ở độ tuổi này vẫn cần có một giấc ngủ ngắn. Trẻ em dưới 3-4 tuổi có thể cảm thấy không an toàn khi bị tách khỏi cha mẹ, đặc biệt là vào ban đêm. Nhiều khi trẻ 3 tuổi ngủ không ngon giấc, hay thức dậy vào ban đêm và cần được an ủi. Nhưng bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bé mà cha mẹ cần tránh.
Trẻ 3 tuổi ngủ không ngon giấc do môi trường ngủ thiếu thoải mái
Một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc là các yếu tố thuộc về môi trường ngủ không thích hợp. Nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh tác động khá nhiều vào giấc ngủ của bé. Đôi khi mẹ cảm thấy không gian ngủ vẫn rất “bình thường” và “thoải mái”, nhưng cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm, nhạy cảm với mọi thứ có thể tác động đến bé.
Trong trường hợp này thì các mẹ cần chú ý điều chỉnh lại nhiệt độ phù hợp nên ở 26 – 28 độ C là vừa. Tránh những tiếng động lớn, đột ngột hoặc ánh sáng quá sáng làm bé khó ngủ, dễ giật mình thức giấc và quấy khóc.
Trẻ 3 tuổi ngủ không ngon giấc do bị thiếu dinh dưỡng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhu cầu phát triển rất lớn, do đó cần phải được đáp ứng đầy đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Nếu bé có chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo hoặc lượng chất mẹ bổ sung chưa cân đối sẽ khiến bé thiếu hụt một số dưỡng chất. Đặc biệt là rất dễ thiếu canxi và vitamin D.
Một khi cơ thể bé thiếu canxi, bé không chỉ hay quấy khóc đêm, khó ngủ, hay giật mình và ngủ không ngon giấc mà còn chậm lớn, kém thông minh, còi xương, suy dinh dưỡng,… Mẹ cần chú ý đến thực đơn của bé để thay đổi cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi.
Không ngủ đủ cũng khiến trẻ 3 tuổi ngủ không ngon giấc
Rất nhiều mẹ không nắm được lượng thời gian bé cần ngủ, do đó khả năng bé 3 tuổi ngủ không ngon giấc vì thiếu ngủ rất cao. Nếu cha mẹ cho phép bé đi ngủ quá muộn và lại phải thức giấc quá sớm khi chưa ngủ đủ giấc ban đêm. Trong khi đó, một giấc ngủ lành mạnh cho trẻ 3-5 tuổi là 10 – 13 giờ ngủ mỗi ngày và bé nên được đi ngủ muộn nhất vào 9 giờ tối. Đó là thời điểm ngủ tốt nhất để bé phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí não.
Mẹ hãy thiết lập một lịch ngủ phù hợp với sinh hoạt của cả nhà nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bé. Bé 3 tuổi đã biết cách nghi nhớ, hãy nói cho bé tầm quan trọng của giấc ngủ để việc cải thiện giấc ngủ cho bé trở nên dễ dàng hơn.
Giấc ngủ không được ưu tiên trong gia đình
Trẻ 3 tuổi ngủ không ngon giấc vào ban đêm có thể vì cha mẹ không hỗ trợ bé tập trung vào giấc ngủ. Từ những thói quen xấu như xem tivi, nghịch điện thoại trước khi ngủ, thức khuya,… sẽ làm cho bé khó ngủ hơn, không thể ngủ đúng giờ hoặc tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ. Bé không nên ngủ quá muộn và cũng không nên dậy muộn vào ngày hôm sau. Giờ ngủ không hợp lý và luôn thay đổi sẽ làm bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thậm chí là có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ nếu bé quấy khóc đêm không ngủ kéo dài.
Hãy điều chỉnh lại thời gian sinh hoạt của cả nhà để giúp bé có được giấc ngủ ngon. Nếu như cha mẹ chưa ngủ, hãy tránh sử dụng các thiết bị điện tử ở gần nơi bé ngủ, tạo thói quen ngủ tốt và môi trường ngủ thoải mái. Đảm bảo giấc ngủ của bé sẽ không làm ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt của cả nhà, và ngược lại. Cha mẹ không nên để công việc của mình đảo lộn thời gian ăn-chơi-ngủ của bé.
Không tuân thủ quy tắc giấc ngủ được đặt ra
Bất cứ điều gì mẹ muốn làm để giúp bé học cách ngủ khoa học là rất tốt. Điều đó bao gồm cả việc đặt ra các quy tắc giấc ngủ. Tuy nhiên, bé 3 tuổi đã có những suy nghĩ rất riêng, bé cũng sẽ bắt chước người lớn trong mọi việc, kể cả giấc ngủ. Vì thế, nếu mẹ muốn bé thực hiện các quy tắc mẹ đặt ra thì hãy là người đầu tiên thực hiện các quy tắc đó.
Hãy làm theo những điều mẹ đã nói với bé. Nếu đôi khi mẹ muốn cho bé vào giường ngủ vào ban đêm, hãy cùng bé leo lên giường ngủ, bắt đầu đọc sách cho bé nghe, hát ru,… sẽ không có gì đáng nhiên khi bé ngủ ngon giấc hơn với hành động này lặp đi lặp lại mỗi ngày cùng mẹ. Nhưng, nếu mẹ để bé ngủ trong cũi thì một kế hoạch đồng hành cùng với sự kiên định thực hiện là điều cần thiết. Bé có thể sẽ cần mẹ ở bên cạnh thời gian đầu, nhưng khi đã học được cách ngủ độc lập, bé sẽ ngủ ngoan và sâu giấc mà không cần mẹ dỗ dành nhiều nữa.