1. Ổn định tổ chức:
- Cô giới thiệu các cô giáo về dự.
- Cô cho trẻ thăm quam dã ngoại “Khám phá khu rừng”
+ Cho trẻ xem vở kịch: Quả táo của ai?
Vào cuối mùa thu, trên cây táo đầu rừng chỉ còn sót lại một quả chín vàng. Một hôm Thỏ đi ngang qua tìm đồ ăn thấy quả táo Thỏ rất muốn hái, nhưng quả táo chín ở cành cao quá, Thỏ không sao với tới được. Gần đó Quạ Đen đang ngồi rỉa lông rỉa cánh, Thỏ liền gọi Quạ Đen: “Bạn Quạ Đen ơi! Hái giúp tôi quả táo chín với!”
Quạ Đen liền bay sang hái giúp ngay. Hái táo xong Quạ đen đắc chí cười to, muốn giữ lại táo cho mình mà không đưa trả Thỏ.
Thấy vậy, Thỏ vội kêu: Bạn Quạ ơi! Quả táo chín là của tôi đấy! Bạn cho tôi xin đi!
Quạ nói: Quả táo là tôi hái mà!
Thỏ đáp lại: Tôi tìm thấy quả táo chứ! Quả táo này là của tôi!
Quạ Đen hét to: Quả táo này tôi hái đấy! Của tôi!
Thế là hai bạn cùng tranh nhau: Táo của tôi! Táo của tôi!”
- Cô giáo: Các con ơi, chúng mình đừng tranh giành nhau nữa, cô và các bạn lớp A1 ngồi dưới đã chứng kiến câu chuyện của các con. Cô thấy 2 con nói đều đúng.
- Quả táo chỉ có 1 mà cả 2 bạn đều có công. Vậy theo các con làm thế nào bây giờ?
- Để công bằng nhất cô và các con sẽ giúp các bạn chia quả táo này thành các phần bằng nhau .
- Cô mời 2 bạn Thỏ và Quạ về lớp tham dự buổi học cùng các bạn nào?
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
2.1. Cung cấp kiến thức: ( UD PP Mon)
- Ai đã từng được trải nghiệm chia phần rồi? Con được trải nghiệm ở đâu? Con đã chia gì?
- Cô mời 1 trẻ lên thực hành bổ quả táo ở bộ giáo cụ Mons
- Cho trẻ nhận xét bạn thực hiện?
- Các con đã được trải nghiệm cách chia phần trên bộ giáo cụ Mons nhưng chưa được trải nghiệm trên đồ dùng thật. Hôm nay cô cháu mình cùng trải nghiệm trên các đồ vật thật nhé!
- Cô mang khay táo thật (có thêm dao, thớt) và thẻ số.
- Các con nhìn xem trên khay cô có mấy quả táo? (4 quả). Cho trẻ đếm lại .
- Cô còn có gì đây? ( dao thớt). Cô giáo dục trẻ về việc sử dụng dao.
- Và đây là gì? (thẻ số-xếp thành tập theo thứ tự từ 1,1/2,1/3,1/4)
- Các quả táo này như thế nào với nhau?
-> Các quả táo này đều có kích thước bằng nhau (to bằng nhau)
- Đây là 1 quả táo (Cô lấy 1 quả táo nguyên đặt ra thảm)
Một quả táo tương ứng sẽ là thẻ số mấy? (cô lấy thẻ số 1 đặt dưới quả táo) và nói: 1 quả táo tương ứng là thẻ số 1.
- Còn đây, đây là mấy quả táo? cũng là 1 quả táo, nhưng cô chia quả táo này ra 2 phần bằng nhau (thao tác cắt quả táo làm hai phần)
+ Cô hỏi trẻ: Để bổ quả táo làm 2 phần cô sẽ bổ như thế nào?
( Cô quan sát, tiếp đến cô đặt con dao vào chính giữa phía trên quả táo làm sao cho 2 phần bằng nhau, sau đó cô bổ thẳng xuống)
+ Các con thấy 2 phần đã bằng nhau chưa?
+ Cô cầm từng nửa quả táo lên. Các con có biết đây là bao nhiêu không?
+ Đây là 1 nửa, đây cũng là 1 nửa.
-> 1 nửa trong toán học được gọi là 1 phần 2. Cô chỉ vào từng phần nói: 1/2, 1/2.
+ Cô giới thiệu thẻ số 1/2 và đặt thẻ số 1/2 dưới mỗi phần táo và gọi tên. Sau đó đặt dưới 1 phần miếng táo.
- Tiếp theo cô cũng có 1 quả táo nữa, nhưng cô chia ra 3 phần bằng nhau (Cô vừa chia, vừa đếm: 1, 2, 3 và xếp ra thảm)
+ Các con quan sát 3 phần này đã bằng nhau chưa?
+ Cô cầm 1 phần táo lên và hỏi trẻ: Đây là bao nhiêu?
1 phần nhỏ này được gọi là gì?
+ Quả táo chia ra 3 phần bằng nhau, vì vậy 1 phần gọi là một phần ba.
+ Cô chỉ vào từng phần và nói: 1/3, 1/3, 1/3
+ Cô giới thiệu thẻ số 1/3 và đặt thẻ số 1/3 dưới mỗi phần táo và gọi tên. Sau đó đặt dưới 1 phần miếng táo.
- Cuối cùng cô có 1 quả táo nữa, lần này cô chia quả táo thành 4 phần bằng nhau.
+ Cô dùng dao bổ táo ( vừa bổ vừa hướng dẫn trẻ cách bổ sao cho đều) và xếp từng phần táo lên trên thảm. Cho trẻ đếm các phần
+ Các con quan sát xem 4 phần này như thế nào?
+ Bạn nào gọi tên từng phần quả táo này giúp cô?
+ Cô chốt: Quả táo chia ra 4 phần bằng nhau, vì vậy 1 phần gọi là một phần bốn hay còn gọi là một phần tư.
+ Cô chỉ vào từng phần và nói: 1/4, 1/4,1/4,1/4
+ Cô giới thiệu thẻ số 1/4 và đặt thẻ số 1/4 dưới mỗi phần táo và gọi tên. Sau đó đặt dưới 1 phần miếng táo.
- Cô sử dụng câu hỏi 3 giai đoạn: Hỏi trên mô hình và trên thẻ số. ( UD PP Mon)
+ Đây là 1, 1/2, 1/3, 1/4
+ 1, 1/2, 1/3, 1/4 đâu?
+ Đây là gì?
- Cô khái quát lại:
Đây là 1, đây là 1 nửa (1/2), đây là 1/3, đây là 1/4.
-> Cô chốt: Từ 1 quả táo chúng ta có thể chia các cách khác nhau. Các con có thể chia làm 2,3,4 phần đểu được hoặc có thể chia được nhiều hơn nữa. Nhưng khi các con càng chia nhiều phần thì phần đó lại càng nhỏ đi.
- Cất giáo cụ: Cô vừa cất vừa hỏi trẻ:
+ Đây là gì? (1 quả táo)
+ 1/2 thêm 1/2 thì lại là 1 quả táo
+ 1/3 thêm 1/3, thêm 1/3 thì vẫn là 1 quả táo
+ 1/4 thêm 1/4, thêm 1/4, thêm 1/4 thì vẫn là 1 quả táo.
- Cất thẻ số.
->Giáo dục: Các con đã biết cách để chia táo cho các bạn Thỏ và Quạ chưa?
- Có tất cả bao nhiêu người?
+ Nếu chia làm 2 những ai được?
+ Chia thêm cho cô giáo nữa thì chia làm mấy phần?
+ Tất cả các phần đều làm sao?
- Chúng mình đã biết cách chia rồi, lần sau nếu có tình huống như vậy chúng ta đều biết cách để chia đều, ai cũng sẽ được phần của mình như vậy tất cả đều vui.
2.2. Trò chơi củng cố:
* Trò chơi 1: Bữa tiệc rừng xanh
- Cô giới thiệu bộ đồ để chia phần: Dao, thớt, hoa quả, bánh, thẻ số...
- Cách chơi: Nhiệm vụ của các con đó là sẽ lấy đồ cắt chia phần theo ý thích của mình, sau đó lấy thẻ số tương ứng đặt vào rồi bê khay đồ lên bày trên bàn tiệc. ( UD PP Mon)
- Luật chơi: Thời gian là 1 bản nhạc, kết thúc bản nhạc, cô sẽ kiểm tra, bạn nào chia đều , đẹp, đặt đúng thẻ số thì bạn đó sẽ là người chiến thắng.
* Trò chơi 2: Khúc nhạc rừng xanh ( UD PP Mon)
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm. Cô chuẩn bị cho 3 nhóm chơi, mỗi nhóm là 1 tấm thảm có 3 hình: tròn, vuông, chữ nhật và bộ thẻ số 1/2, 1/3,1/4, dây thừng. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là các con sẽ phải phối hợp với nhau để dùng dây chia các hình ra các phần bằng nhau theo ý thích của các con, sau đó đặt thẻ số tương ứng với cách chia của mình.
- Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bản nhạc, kết thúc bản nhạc, các nhóm sẽ đứng xung quanh thảm, cô sẽ kiểm tra, nhóm nào chia đều nhất và đặt thẻ số đúng thì sẽ là nhóm dành chiến thắng.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học, nhận xét việc thực hiện các nguyên tắc lớp học của trẻ.
- Hát và vận động bài: Chiếc bụng đói.
|