*Hoạt động 1: Mặt trăng và các hình dạng của mặt trăng
1. Cho trẻ xem vi deo (2p ) về mặt trăng và hình dạng của mặt trăng
- Đàm thoại :
+ Mặt trăng có màu gì?
+ Con quan sát thấy mặt trăng có hình dạng như thế nào?
- Cô làm thí nghiệm: Trong phòng tối. (Có mặt trời là đèn, trái đất và mặt trăng - Mặt trăng quay quanh trái đất )
- Cô giải thích: Mặt trăng là 1 tiểu hành tinh nhỏ xíu quay quanh trái đất, mặt trăng không tự phát sáng mà phản chiếu ánh sáng mặt trời. Về cơ bản thì mặt trăng, mặt trời và trái đất đều có dạng hình tròn, nhưng ta sẽ nhìn thấy các hình dạng khác nhau của mặt trăng qua các giai đoạn khác nhau.
- Có 8 giai đoạn trong chu kì trăng. Nhưng ngày hôm nay cô và các con sẽ tìm hiểu về 5 giai đoạn đầu của trăng.
+ Vào giai đoạn đầu tiên, khi mặt trăng ở giữa trái đất và mặt trời, lúc này nhìn từ trái đất các con sẽ thấy trên bầu trời có 1 hình tròn màu đen to và có tia sáng xung quanh đó chính là trăng non đấy.
+ Mặt trăng quay quanh trái đất theo chiều ngược kim đồng hồ và theo chu kì 1 tháng 1 lần. Ở giai đoạn 2 này mặt trăng nhận được 1 lượng ánh sáng rất nhỏ từ mặt trời. Các con nhìn xem phần sáng nhỏ đó giống hình gì?
Lúc này được gọi là trăng lưỡi liềm.
+ Trăng tiếp tục đi đến giai đoạn thứ 3, lúc này chúng ta nhìn thấy 1 nửa mặt trăng nhận được ánh sáng còn 1 nửa không nhận được ánh sáng từ mặt trời. Đây là trăng bán nguyệt .
+ Các con nhìn xem, giai đoạn 4 này mặt trăng nhận được nhiều hơn ánh sáng từ mặt trời, chỉ bị méo 1 chút thôi, khi ấy nó là trăng khuyết.
+ Còn khi trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời thì mặt trăng sẽ phản chiếu toàn bộ ánh sáng của mặt trời, lúc này mặt trăng sẽ rất sáng và to, đó là giai đoạn thứ 5 là đêm trăng tròn, và cũng là ngày trăng đẹp nhất trong tháng.
- Đàm thoại
+ Trăng có tự phát sáng không?
+ Trăng sáng được là nhờ đâu ?
+ Kể tên hình dạng của mặt trăng ?
Hoạt động 2: Ôn luyện
- Cô mời trẻ tham gia chơi:
+ Lần 1: Cô đọc tên các giai đoạn của trăng, trẻ nêu tên hình dạng trăng.
+ Lần 2: Cô đọc tên hình dạng trăng, trẻ đọc tên giai đoạn
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
Trò chơi 1: Ai thông minh nhất
- Cô đưa ra 4 câu hỏi, trẻ lắng nghe và chọn đáp án đúng.
Trò chơi 2: Đội nào nhanh nhất.
- Cách chơi: Chia học sinh làm 2 nhóm
- Hình thức tiếp sức: Khi bắt đầu có hiệu lệnh chơi bạn đầu tiên nhanh chân bật qua các vật cản lên bàn lấy 1 hình gắn lên bảng sau đó chạy về đập tay vào bạn tiếp theo. Bạn được đập tay lại bật qua vật cản để lên phía trên lấy hình ảnh tiếp theo gắn lên bảng. Chơi tương tự như vậy đến bạn cuối cùng sao cho đủ 5 giai đoạn của trăng theo thứ tự.
- Luật chơi: Mỗi lượt lên chỉ được gắn 1 hình, nếu làm đổ vật cản sẽ phải quay về để chơi lại.
- Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào gắn đúng vị trí, hình dạng của mặt trăng và xong đầu tiên là đội chiến thắng.
Trò chơi 3: Đôi bàn tay khéo léo
- Cô chia trẻ thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 trẻ.
- Các nhóm sẽ sử dụng những đồ dùng đồ chơi mà cô đã chuẩn bị sẵn để tạo thành 5 giai đoạn của chu kì trăng.
+ Nhóm 1: Dùng bánh Oreo.
+ Nhóm 2: Dùng đất nặn.
+ Nhóm 3: Dùng bìa màu vàng cắt tạo hình trăng.
+ Nhóm 4: Vẽ và tô màu trăng.
- Cô động viên khuyến khích trẻ thực hiện.Sau khi trẻ làm xong cô chụp hình sản phẩm của trẻ chiếu lên tivi, nhận xét sản phẩm và khen ngợi trẻ.
|