VĂN HÓA CHÀO HỎI LỄ PHÉP CỦA TRẺ MGN B2
Nhiều người quan niệm rằng: Trẻ con thường không biết gì nên có thái độ không đúng mực với người khác thì phụ huynh thường bỏ qua và không có thái độ uốn nắn. Nhưng việc giáo dục cho trẻ lễ phép, lịch sự và ứng xử đúng mực với người khác là việc cần thiết và phải giáo dục, uốn nắn trẻ ngay từ nhỏ. Như chúng ta đã biết giáo dục lễ phép, chào hỏi được xem là giáo dục cơ bản, đầu tiên trong quá trình học làm người. Tại sao phải chào hỏi lễ phép? Đó là điều trẻ phải làm trong quá trình giao tiếp từ khi còn bé đến trưởng thành và tồn tại xuyên suốt trong cuộc sống.
Chào hỏi lễ phép, tôn trọng người lớn là những điều cơ bản bé cần được học. Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong cuộc sống giúp bé có thể hình thành thói quen và tính cách tốt, được người khác tôn trọng. Chào hỏi lễ phép là cách thể hiện thái độ đúng mực và lễ độ đối với những người lớn tuổi hơn. Đây là một trong những hành vi thể hiện đức tính và nhân cách tốt đẹp của con người. Trong giao tiếp ứng xử, việc biết chào hỏi lễ phép với những người lớn tuổi hơn như anh chị, cô chú, cha mẹ, thầy cô… sẽ khiến trẻ được mọi người xung quanh yêu quý và đánh giá là ngoan ngoãn, gia đình có nề bếp và giáo dục tốt. Chào hỏi là phong tục vốn có từ lâu đời nay của dân tộc Việt Nam. Con người đã gặp nhau là chào nhau, chào thường đi đôi với hỏi, mọi người có thể chào hỏi, chào mời thay cho những lời chào thuần tuý. Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép ngay từ khi học mầm non là điều rất quan trọng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần chuẩn bị giáo án thật tốt trước khi lên lớp. Chính vì vậy 2 cô lớp MGN B2 thường xuyên dạy trẻ chào hỏi. Chào hỏi thể hiện được tình đoàn kết thân ái giữa các bạn trong lớp. Chào hỏi là cách thể hiện tình cảm tốt nhất giúp trẻ xích lại gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn, tôn trọng nhau hơn thông qua những câu chào hỏi, đối với người lớn là sự thể hiện lễ phép, kính trọng. Sau đây là một số hình ảnh của cô và trò lớp MGN B2 chào hỏi khi trẻ đến lớp, khi trẻ ra về và trẻ gặp người lớn và các bạn.
Tác giả: Nguyễn Thị Duyên - GV