1. 5 vùng KHÔNG nên chạm vào bé vì dễ ảnh hưởng sức khỏe
Thóp
Thóp của em bé rất mỏng manh. Não của bé sau khi sinh ra sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển, vì vậy trong vòng hai năm sau khi chào đời, thóp trẻ sẽ không đóng hoàn toàn. Một số va chạm nhỏ ở thóp có thể gây thương tích ở đầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
Tai
Tai của em bé còn nhỏ và kém phát triển. Cha mẹ không nên sử dụng các vật sắc nhọn để giúp bé làm sạch ống tai. Nếu bé không hợp tác và giãy giụa sẽ làm tổn thương tai của bé và thậm chí gây mất thính giác.
Má
Em bé sinh ra có cặp má hồng hào, mũm mĩm ai nhìn cũng muốn cắn, véo. Tuy nhiên một số bé có hệ thống miễn dịch yếu khi người lớn thơm, hôn vào má có thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, ảnh hưởng tới sự phát triển cơ mặt.
Rốn
Rốn của em bé là nơi chứa nhiều bụi bẩn do mồ hôi và bài tiết dầu. Cha mẹ có thể dùng tăm bông nhúng vào nước để lau rốn cho bé. Tuyệt đối đừng dùng tay vì có thể gây nhiễm khuẩn, viêm rốn.
Bộ phận riêng
Mặc dù con nhỏ nhưng bé cần được người lớn tôn trọng bộ phận riêng tư. Không được chạm, sờ tay vào "vùng kín" của bé vì dễ gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
2. 3 bộ phận nên chạm vào nhiều để giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn
Tay
Tay là bộ phận linh hoạt và có nhiều tế bào thần kinh ở lòng bàn tay và ngón tay. Mẹ có thể chạm vào lòng bàn tay và ngón tay của bé, có thể kích thích đầu dây thần kinh, kích thích sự phát triển não bộ của bé. Từ đó tạo môi trường tốt cho sự phát triển vận động tinh của con.
Bàn chân
Nếu bạn thường xuyên xoa bóp bàn chân nhỏ của em bé, có thể thúc đẩy sự lưu thông máu , kích thích sự phát triển của các cơ quan nội tạng của em bé và có thể cải thiện hệ thống miễn dịch, để cơ thể bé khỏe mạnh hơn.
Bụng
Chạm vào bụng bé thường xuyên có thể tăng cường khả năng vận động của đường tiêu hóa. Mẹ chịu khó massage bụng còn giúp bé thoát khỏi tình trạng đầy hơi và đại tiện dễ dàng hơn.