1. Luôn hỏi lại
Bé thích hỏi ngược lại hơn là trả lời câu hỏi của bạn vì bé đã biết câu trả lời.
2. Mặc dù đang chơi, trẻ vẫn chú ý câu hỏi của bạn
Tố chất này cho thấy sự tập trung của trẻ rất tốt, trẻ có thể tiếp nhận chính xác nguồn thông tin và có thể phản ứng lại nguồn thông tin đó dễ dàng.
3. Rất thích sách, thích nghe mẹ đọc sách
Không phải ngẫu nhiêu dấu hiệu này nằm trong danh sách đặc biệt, đơn giản vì những nghiên cứu về não bộ cho thấy trẻ có tư duy phản biện tốt thường rất thích đọc sách. Trẻ hứng thú với việc đọc sách của mẹ khi còn trong thai kì, và tỏ ra hứng thú với hình ảnh trang sách từ tháng thứ 7.
4. Trẻ thích làm nhiều hơn mong đợi
Tố chất này cho thấy trẻ có xu hướng hoàn tất công việc sớm hơn và tốt hơn mong đợi. Ví dụ, khi tô màu, bé sẽ rất chú ý tô màu tất cả các chi tiết nhỏ, đôi lúc người lớn chúng ta sẽ bỏ qua. Trẻ cũng thể hiện sự tự do chọn màu theo ý trẻ.
5. Luôn tìm được những thứ thú vị xung quanh nhà để tự tạo hứng thú cho bản thân
Dưới ánh mắt của những "mầm non lãnh đạo" tất cả mọi thứ xung quanh đều hữu dụng, trẻ thường không chịu ngồi yên mà luôn tìm cái này, lục cái kia để khám phá và đổi mới.
6. Chủ động chia sẻ đồ chơi với mẹ hoặc các bạn
Đứa trẻ sớm nhận ra sự chia sẻ và biết đợi đến lượt mình. Trẻ có thể chủ động trả đồ chơi hoặc chia sẻ đồ chơi cho bạn bè nếu được mẹ nhắc nhở hoặc tự biết là nên làm. Trẻ có tố chất này sẽ là 1 nhà lãnh đạo biết quản lý tốt nguồn nhân lực, biết sử dụng sức mạnh của tập thể, thay vì năng lực cá nhân.
Những đứa trẻ rơi vào 4 trong 6 dấu hiệu trên đều có thể có tố chất lãnh đạo, khôn khéo và trí tuệ vượt trội. Tuy nhiên, cha mẹ nên biết cách nuôi dưỡng các tố chất này để thực sự làm nó phát huy.
Nhà giáo dục, nhà nghiên cứu, tác giả Judy Galbraith, người từng nhận giải thưởng Ruth A. Martinson của Canada về nghiên cứu tố chất vượt trội của con người. bà July chia sẻ: "Đừng lúc nào cũng nói con là thiên tài. Thay vì dùng lời nói, bạn hãy giúp trẻ phát triển những tố chất đó và khuyến khích khi con làm tốt. Trẻ có tố chất nào thì hãy tìm những bài tập làm phát triển nó. Ví dụ, trẻ có tố chất số 1, hãy luôn đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của trẻ, hãy tìm cách trả lời ngắn gọn, nhưng cho trẻ đủ thông tin".
Đừng lúc nào cũng nói con là thiên tài. Thay vì dùng lời nói, bạn hãy giúp trẻ phát triển những tố chất đó và khuyến khích khi con làm tốt (Ảnh minh họa).
Nhận định "Mọi đứa trẻ có tố chất đặc biệt sẽ học giỏi, luôn đạt điểm 10, luôn dẫn đầu trên lớp", điều này là không đúng. Những đức trẻ có tố chất đặc biệt, chỉ cho thấy trẻ sẽ phát huy những tố chất vượt trội này khi trẻ lớn và thành công nếu được cha mẹ nuôi dưỡng và hiểu đúng. Nếu cha mẹ luôn áp đặt và nghĩ rằng trẻ phải luôn đạt điểm 10 là sai lầm mà ngược lại sẽ tạo 1 áp lực không tốt lên trẻ, trẻ sẽ không tự do phát triển tố chất đặc biệt của mình.
Trẻ chưa có 6 tố chất này, không có nghĩa là không bao giờ có. TS. Linda cũng nhấn mạnh trong báo cáo của bà: Tố chất này vẫn có thể được nuôi dưỡng và vai trò của cha mẹ như tạo thời gian tương tác tích cực, tạo cơ hội để trẻ phát triển, giao tiếp và trò chuyện. Trẻ vẫn có thể phát triển nó sau 6 tuổi, nhưng hãy giúp đỡ trẻ trước 18 tuổi vì sau giai đoạn này trẻ phải tự nỗ lực 1 mình và sẽ khó khăn hơn.