“7 đồ vật gây nguy hiểm cho con bố mẹ không nên để trong nhà”. Nhiều bậc phụ huynh một phần chủ quan, một phần không nắm được những mối nguy hiểm đối với trẻ bởi những đồ vật vô cùng đơn giản. Như ghế ăn là đồ vật rất gần gũi đối với trẻ nhưng đây lại là đồ vật có thể gây cho trẻ những chấn thương ở vùng đầu. Sau đây mời cac bạn cùng suckhoe365.vn đi tìm hiểu “7 đồ vật mà bố mẹ không nên để trong nhà” nhé.
1. Bạt lò xo
‘Chúng tôi đã thấy rất nhiều người bị thương nặng, gãy xương đùi, chấn thương cổ do tấm bạt lò xo này. Đó là lí do vì sao hầu hết các bác sĩ cấp cứu tôi làm việc cùng không bao giờ mua bạt lò xo cho con của họ. Nó gây ra rất nhiều vấn đề và cũng không phải là vật dụng hữu ích. Đáng buồn là các bậc phụ huynh lại thiếu cảnh giác, nghĩ rằng họ làm hệ thống lưới xung quanh là sẽ ổn cho lũ trẻ’, bác sĩ Ferdinando Mirarchi, Trưởng khoa cấp cứu của Trung tâm y khoa đại học Pittsburgh giải thích.
2. Ghế ăn
Ghế ăn ngày nay đã trở thành đồ vật quen thuộc trong những gia đình có trẻ nhỏ. Thế nhưng đây lại là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chấn thương đầu cho trẻ.
Theo tạp chí Clinical Pediatrics, mỗi năm, có 9.400 trẻ em ở Mỹ té ngã từ loại ghế ăn riêng cho chúng (số liệu được công bố vào tháng 12/2013). Theo đó, con số này đã tăng 22% so với giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010.
Nhiều bác sĩ ở quốc gia này đã nghiêm trọng cảnh báo đến các vị phụ huynh về mức độ an toàn của loại ghế quen thuộc này. Hầu hết trường hợp trẻ em gặp nạn từ ghế ăn đều do các bé leo trèo, đứng trên ghế và té ngã.
Bác sĩ Brian Fort – người đang làm việc tại Bệnh viện Central DuPage – trả lời phỏng vấn tạp chí Health: ‘Tôi làm việc tại trung tâm chấn thương trẻ em và người lớn, nhưng là một người cha, vấn đề lớn nhất tôi trăn trở là những sản phẩm cho trẻ nhỏ. Trong các ca cấp cứu cho trẻ dưới 1 tuổi, hơn một nửa gặp chấn thương do té ngã. Tôi không bao giờ dùng loại ghế ăn cao này cho trẻ bởi tôi từng nhìn thấy rất nhiều em đã dùng chân đạp vào bàn, và sau đó chúng đã té ngửa ra sau. Cú ngã từ độ cao gần 1 mét có thể khiến trẻ bị chấn thương sọ não’.
Vì thế, để giảm thiểu tối đa gặp tai nạn cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý những điều sau khi quyết định cho bé sử dụng loại ghế này:
- Luôn cài dây an toàn mỗi khi trẻ ngồi trên ghế.
- Không bao giờ cho trẻ đứng trên ghế.
- Giữ khoảng cách giữa ghế và bàn, sao cho trẻ không thể đạp vào, gây té ngửa.
- Không để trẻ ngồi trên ghế khi không có sự giám sát của người lớn.
- Đảm bảo ghế được lắp đặt chắn chắn, an toàn.
Ngoài ra, còn những vật dụng khác được các bác sĩ cấp cứu xem là những thứ ‘hết sức ghê rợn’, bởi nó có thể gây ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra hàng ngày.
3. Đồ vật như pin, nút áo
‘Pin nút áo ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các loại xe điều khiển từ xa hay đèn LED di động. Nhưng loại này cực kì nguy hiểm cho trẻ nhỏ bởi chúng luôn thích thú và bị thu hút bởi những thứ sáng lấp lánh. Điều nguy hiểm sẽ xảy ra khi loại pin này kẹt trong thực quản trẻ nhỏ. Khi một đồng xu bị mắc kẹt, thông thường nó sẽ tự trôi đi. Nhưng khi pin nút áo mắc kẹt, axit trong pin sẽ đốt cháy thực quản, gây thương tật suốt đời’, bác sĩ cấp cứu nhi khoa David J. Mathison, Giám đốc y tế khu vực Trung-Đại Tây Dương của PM Pediatrics cho biết.
4. Bể bơi hoặc hồ bơi bơm hơi
Bác sĩ Dara Kass, Trợ lí Giáo sư khoa cấp cứu thuộc Trung tâm y tế Langone NYU phát biểu: ‘Một thực tế đau lòng là cứ mỗi khi hè đến, chúng ta lại được cập nhật tin tức trẻ chết đuối ở hồ bơi gia đình, cho dù chúng biết bơi. Với tôi, tình trạng đuối nước xảy ra quá nhanh, như một sát thủ giấu mặt. Điều đó khiến tôi không bao giờ lắp đặt hồ bơi tại nhà. Ba đứa trẻ của tôi đều biết bơi, và tôi đều đưa chúng đến hồ công cộng mỗi khi chúng có nhu cầu’.
5. Thang rút đa năng
Bác sĩ Seth Podelsky, Phó chủ tịch Học viện Cleveland Clinic Emergency Medicine phát biểu: ‘Có hai thứ tôi không bao giờ để trong nhà: thang rút đa năng và máy phun rửa cao áp. Chúng tôi đã chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân té ngã từ những chiếc thang này, và hầu hết họ đều gặp chấn thương nghiêm trọng như chấn thương đầu, dập phổi’.
6. Hộp mì ăn liền
‘Mì ăn liền ramen hay các loại khác thường được đựng trong hộp nhựa, hộp xốp và nó sẽ rất nóng khi đưa vào lò vi sóng. Đây là lí do gây bỏng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà tôi thấy. Các bậc phụ huynh đã quên mất rằng nó nóng như thế nào và lũ trẻ không biết mà chạm vào’, bác sĩ David J. Mathison cho biết.
7. Những viên thuốc cũ
Bác sĩ Ferdinando Mirarchi chia sẻ: ‘Mọi người thường giữ lại những viên thuốc còn thừa sau các đợt trị liệu, đặc biệt là thuốc giảm đau. Nhưng bạn phải cẩn thận với chúng. Chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ em dùng quá liều thuốc giảm đau hydrocodone và oxycodone. Hãy nhớ, chỉ cần một viên thuốc rơi ra đã có thể giết một đứa trẻ’.