Ngay từ khi trẻ bắt đầu có nhận thức về ngôn ngữ, chúng sẽ bắt đầu có khả năng định hướng tư duy.
Để xây dựng nên hệ thống suy nghĩ phát triển, bố mẹ cần nhớ: Sẵn sàng khen ngợi con hết lời vì khả năng chúng tiếp thu kiến thức hơn là khen rằng con thật thông minh.
Một vài đoạn hội thoại sau là ví dụ điển hình của mô hình này:
1. Tư duy tĩnh: "Con đọc hiểu một câu trong quyển sách này rồi sao – con thật thông minh quá!"
Tư duy phát triển: "Con đọc hiểu một câu trong quyển sách này rồi sao – mẹ biết con đã nỗ lực thế nào để đọc hiểu nó, giờ thì con thành công rồi này! Chúc mừng bé của mẹ nhé!"
2. Tư duy tĩnh: "Con xếp xong bộ xếp hình nhanh thế à – con thông minh thật quá!"
Tư duy phát triển: "Mẹ xin lỗi vì bắt con phải chơi bộ xếp hình dễ thế này – để mẹ mua cho con bộ khác khó hơn nữa nhé. Mẹ biết chúng ta có thể hoàn thành hết mà!"
Chỉ với một thay đổi tinh tế trong cách truyền đạt cũng có thể tạo ra sự khác biệt vô cùng lớn
Khi mẹ bắt đầu thay đổi cách khen ngợi trẻ là mẹ đang thay đổi chính cách đánh dấu thành tựu của con, từ đánh giá giá trị dựa trên trí thông minh có sẵn do gen thành một thông điệp xuyên suốt học tập suốt đời.
Nhờ thế, sự tự tin của trẻ khi tiếp xúc với một điều gì đó mới lạ sẽ không bị bó buộc vào suy nghĩ: "Làm thế nào để hoàn thành tốt ngay lập tức?" hay "Mình vốn thông minh sẵn như thế nào?" mà trẻ sẽ ngầm biết rằng có rất nhiều cách thức để chứng tỏ bản thân mình.
Qua nghiên cứu với một nhóm học sinh lớp 7, giáo sư Dweck đã chứng minh rằng tư duy phát triển có thể tạo nên thay đổi vô cùng to lớn.
Đội nghiên cứu đã theo dõi một nhóm trẻ thi vào trường với số điểm ngang nhau, dành sự chú ý đặc biệt tới những trẻ thể hiện tư duy phát triển ngay từ đầu và những trẻ tin rằng mình thông minh sẵn (tư duy tĩnh).
Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy?
Theo lời giải thích của giáo sư Dweck cho rằng:
"Chúng tôi đã đánh giá tư duy của những trẻ này và phân loại chúng thành 2 loại: tư duy tĩnh và tư duy có tiềm năng phát triển. Chúng vào lớp 7 với cùng một điểm số nhưng đến cuối kì 1, điểm của chúng bắt đầu thể hiện sự khác biệt rõ rệt. Điều duy nhất tạo nên sự khác biệt này chính là cách tư duy của chúng".
Những trẻ trong 2 nhóm này có những mục tiêu hoàn toàn khác biệt. Mục tiêu hàng đầu của những trẻ với tư duy tĩnh đó là "tỏ ra thông minh bất cứ lúc nào và bằng bất cứ giá nào". Vì thế, cuộc sống của chúng chỉ xoay quanh việc trốn tránh những nhiệm vụ có thể khiến chúng thể hiện ra sự yếu kém.
Nhưng với nhóm trẻ có tư duy phát triển, chúng tin rằng trí thông minh của mình có thể phát triển, tiêu chí hàng đầu của nhóm này đó là "HỌC bất cứ lúc nào và bằng bất cứ giá nào".
Khi nào thì nên bắt đầu giúp trẻ xây dựng tư duy phát triển?
Theo giáo sư Sal Khan tại Học viện Khan thì "không bao giờ là quá sớm và không bao giờ là quá muộn". Ông sẵn sàng cung cấp mọi thứ để giúp trẻ có thể học, nhưng ông nhận ra rằng trẻ chỉ sử dụng nguồn học nếu chúng thích thú và sẵn sàng để "tin rằng chúng ta có thể học".
Có vài cách để mẹ có thể giúp con nuôi dưỡng tư duy phát triển như sau:
- Ngay từ khi trẻ bắt đầu hiểu ngôn ngữ, mẹ đã có thể phát triển tư duy phát triển cho con. Về cơ bản, tự bản thân trong mỗi đứa trẻ đã có tư duy này từ khi còn nhỏ một cách tự nhiên.
- Tuy nhiên, tư duy phát triển cũng có thể luyện tập và hình thành vào những năm sau này: Sẽ khó khăn nhưng bố mẹ có thể làm được. Ai cũng có tư duy phát triển về vấn đề này nhưng lại có tư duy tĩnh về vấn đề khác.
Dù là bố mẹ, giáo viên hay người học, bằng cách khuyến khích tư duy phù hợp, bạn có thể khai phá những tiềm năng ẩn giấu ngay trong bé và trong cả chính con người mình.