Trẻ em là đối tượng cần được chăm sóc kỹ hơn vào mùa đông và có nhiều biện pháp phòng cảm lạnh cho trẻ. Nhiều trẻ bị nhiễm virus đường hô hấp, bao gồm cả cảm lạnh và cúm. Mùa cúm thường cao điểm từ tháng 12 đến tháng 2. Điều này làm tăng khả năng mọi người trong gia đình bạn tiếp xúc với người bị bệnh và có khả năng lây nhiễm.
Paul Offit, giáo sư nhi khoa tại Khoa Truyền nhiễm, cho biết: “Nhiều loại virus mùa đông phổ biến lây nhiễm trong không khí, vì vậy nếu trẻ em hít thở trong khoảng cách 1.2 đến 1.8 mét của người bị bệnh, trẻ có thể dễ dàng tự mình mắc phải căn bệnh do virus của người đó”.
Hơn nữa, những người bị cảm lạnh hoặc bị cúm thường dễ lây lan trước khi họ phát triển các triệu chứng. Vì vậy, mặc dù tốt để giữ cho trẻ tránh xa bất kỳ ai đang có những biểu hiện như sụt sịt, ho hoặc hắt hơi, nhưng vẫn chưa đủ để bảo vệ trẻ khỏi bị ốm từ những nguyên nhân này.
2. Làm thế nào có thể giữ cho em bé, trẻ mẫu giáo hoặc trẻ lớn hơn không bị ốm trong mùa đông?
Sau đây sẽ là một số biện pháp có thể áp dụng để giúp trẻ chống lại vi trùng:
2.1. Rửa tay
- Rửa tay thường xuyên là cách đơn giản và hiệu quả nhất để loại bỏ vi trùng cảm lạnh và cúm. Rửa tay kỹ lưỡng với thời gian là 20 giây cọ rửa bằng xà phòng và nước cùng với tần suất là thường xuyên kể cả khi bạn đi ra ngoài và về nhà, sau khi lau nước mũi cho trẻ và trước khi chế biến thức ăn. Bạn cũng nên yêu cầu bất kỳ ai chăm sóc trẻ, kể cả người trông trẻ và nhân viên giữ trẻ, cũng đều thực hành tốt về việc rửa tay.
- Rửa tay cho trẻ và dạy trẻ lớn hơn tự mình rửa tay sẽ là cách giúp trẻ phòng các bệnh lây truyền tốt nhất. Thường xuyên rửa tay cho em bé hoặc trẻ nhỏ của bạn đặc biệt là trước khi ăn (khi trẻ đang ăn thức ăn đặc) và khi trẻ trở về nhà từ nhà trẻ hoặc khi đi chơi. Trẻ em dưới hai tuổi có thể bắt đầu học cách tự rửa tay, mặc dù chúng có thể cần sự giúp đỡ từ người lớn.
- Lưu ý: Không cần phải mua các loại xà phòng diệt khuẩn ưa thích. Trên thực tế, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA khuyên nên bỏ qua xà phòng diệt khuẩn để thay thế sử dụng xà phòng thông thường và nước. Vì, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy xà phòng diệt khuẩn có lợi trong việc tiêu diệt vi khuẩn và thậm chí các nhà nghiên cứu còn có lo ngại rằng chúng có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe lâu dài của cả trẻ và người lớn.
- Luôn mang theo nước rửa tay bên mình. Đối với những trường hợp không có xà phòng và nước, bạn và trẻ hãy sử dụng chất khử trùng tay có ít nhất 60% cồn. Sau đó rửa tay của bạn và trẻ càng sớm càng tốt.
2.2. Hướng dẫn cho trẻ không chạm tay vào mắt hoặc mũi của mình
Tại bất kỳ thời điểm nào, bàn tay con người chưa được rửa sạch sẽ bị bao phủ bởi hàng ngàn vi trùng. Khi một đứa trẻ dụi mắt hoặc mũi của mình, chúng sẽ mang theo những vi trùng trên tay của chúng tiếp xúc trực tiếp lên màng nhầy của mình, đây là nơi vi trùng có khả năng nhanh chóng đồng thời được hấp thụ vào máu.Cha mẹ nên nhắc nhở trẻ không chạm vào mắt hoặc dụi mũi. Thay vào đó, hãy hướng dẫn cho trẻ sử dụng khăn giấy hoặc ít nhất nếu không có khăn giấy trẻ có thể sử dụng ống tay áo sạch để chấm vào mắt cay hoặc ngứa mũi.
2.3. Hướng dẫn trẻ sử dụng khăn giấy khi trẻ hắt hơi hoặc ho
Bạn cũng có thể chỉ cho trẻ cách "bắt" những cơn ho và hắt hơi đồng thời sử dụng khăn giấy để che đi khi có hành động này xảy ra. Điều này có thể sẽ không ngăn trẻ nhiễm virus, nhưng nó sẽ giúp ngăn trẻ lây nhiễm virus cho những người sống xung quanh trẻ.
2.4. Rửa sạch núm vú giả và đồ chơi của trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường cho hầu hết mọi thứ vào miệng là điều hoàn toàn bình thường. Vì vậy, cha mẹ hãy thường xuyên vệ sinh núm vú giả cũng như đồ chơi của trẻ để hạn chế tối đa quá trình lây nhiễm virus cho trẻ từ môi trường xung quanh.Việc thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ cũng giúp hạn chế lây nhiễm virus cho những đứa trẻ khác cùng chơi đồ chơi với con của bạn.
2.5. Kiểm tra chính sách "trẻ em ốm"
Nếu trẻ đang ở nhà trẻ, cha mẹ hãy tìm hiểu để biết về các chính sách của việc giữ trẻ bị bệnh tránh xa những trẻ khỏe mạnh. Nhiều cơ sở yêu cầu trẻ bị sốt, cảm cúm, nôn mửa, tiêu chảy, hoặc nhiễm trùng mắt phải ở nhà, để tránh tình trạng trẻ đi học sẽ lây bệnh cho các bạn khác trong lớp. Nếu bạn nhận thấy những đứa trẻ rõ ràng bị ốm ở nhà trẻ, hãy nói chuyện với người chăm sóc về việc thực thi các quy tắc. Những đứa trẻ này đã lây nhiễm trước khi các triệu chứng của chúng xuất hiện, nhưng bạn không muốn chúng hắt hơi hoặc ho xung quanh con bạn khi chúng đã bị bệnh rõ ràng.
2.6. Đưa trẻ đi tiêm phòng
Bạn có thể giúp bảo vệ con mình khỏi một số loại virus và vi khuẩn đơn giản bằng cách đảm bảo rằng trẻ đã tiêm chủng được cập nhật và tiêm vacxin cúm hàng năm khi được 6 tháng tuổi.
3. Làm cách nào để tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ một cách tự nhiên?
Cũng giống như người lớn, chế độ ăn, ngủ và tập luyện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và khả năng chống lại bệnh tật của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ mang lại những lợi ích sức khỏe độc đáo. Cho nên, các bà mẹ không nên bỏ qua nguồn bảo vệ này đối với trẻ
- Cho trẻ bú sữa mẹ, mọi lúc có thể. Nuôi con bằng sữa mẹ bảo vệ con bạn khỏi bệnh tật.
- Chế độ ăn uống lành mạnh. Khi trẻ đã ăn dặm, hãy cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn bổ dưỡng.
- Ngủ. Đảm bảo con bạn ngủ đủ giấc.
- Tập thể dục. Cung cấp rất nhiều cơ hội để hoạt động thể chất cho trẻ giúp tăng cường sức đề kháng cũng như tăng hệ miễn dịch cho trẻ.
4. Khói thuốc ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ như thế nào?
Cha mẹ nên giữ cho trẻ tránh xa khói thuốc có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp bao gồm cảm lạnh, ho và viêm phổi cũng như nhiễm trùng tai, hen suyễn nặng và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, cha mẹ cần tạo môi trường không khói thuốc cho nhà và xe cộ, đồng thời để trẻ tránh xa những người đang hút thuốc.
5. Làm gì khi trẻ bị bệnh do virus
Vì trung bình trẻ em bị cảm lạnh từ 8 đến 10 lần mỗi năm, nên chắc chắn rằng trẻ có thể sẽ mắc phải một vài loại virus cho dù bạn có cố gắng ngăn chặn nó đến đâu. Khi điều đó xảy ra có một vài cách giúp chăm sóc trẻ mùa đông để tránh virus gây bệnh:
- Hãy thử các biện pháp khắc phục chăm sóc trẻ tại nhà an toàn này để giúp trẻ cảm thấy thoải mái cho đến khi virus hoạt động bị ức chế bởi các cơ quan khác của cơ thể.
- Gọi cho bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng liên quan như quấy khóc hoặc tính khí bất thường, hoặc có điều gì đó không ổn.
- Khi bạn đang chăm sóc một đứa trẻ đau ốm hãy an ủi trẻ để trẻ yên tâm và cảm thấy dễ chịu hơn. Vì hầu hết các bệnh mùa đông sẽ qua đi trong một tuần hoặc lâu hơn. Thêm vào đó, tất cả chúng đều tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ và theo thời gian, trẻ sẽ ngày càng ít ốm hơn. Trong thời gian chờ đợi này, cha mẹ hãy luôn hướng dẫn trẻ tiếp tục thực hiện rửa tay. Điều này sẽ tốt nhất để giúp trẻ tránh xa virus gây bệnh.
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.