Những yếu tố ảnh hưởng đến cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao của một người là di truyền. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao trong quá trình trẻ phát triển, bao gồm dinh dưỡng, hormone, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe.
1. ADN
Bố mẹ cao có xu hướng sinh con cao. Các nhà khoa học tin rằng di truyền có vai trò 80% trong việc quyết định chiều cao của một người. Có hơn 700 gene khác nhau xác định chiều cao. Trong số đó có những gene ảnh hưởng đến hệ xương tăng trưởng và một số khác ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tăng trưởng.
Một số điều kiện di truyền cũng có thể ảnh hưởng xấu đến chiều cao của trẻ, bao gồm hội chứng Down và hội chứng Marfan.
Trẻ thường phát triển chiều cao tối đa vào tuổi trưởng thành, thông thường khoảng 18 tuổi. Và trước độ tuổi này, các yếu tố từ môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
2. Hormone
Cơ thể sản xuất các hormone tăng trưởng nhằm thúc đẩy hệ xương phát triển. Đó là các hormone chính sau đây:
- Hormone tăng trưởng: Chúng được tạo ra từ tuyến yên và là hormone quan trọng nhất cho sự tăng trưởng. Một số điều kiện sức khỏe có thể hạn chế cơ thể trẻ sản xuất ra lượng hormone tăng trưởng. Và điều này có thể tác động tiêu cực đến việc phát triển chiều cao của trẻ. Chẳng hạn, trẻ em mắc một bệnh di truyền hiếm gặp gọi là thiếu hụt hormone tăng trưởng bẩm sinh sẽ phát triển với tốc độ chậm hơn nhiều so với những đứa trẻ khác.
- Hormone tuyến giáp: Tuyến giáp tạo ra các hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
- Hormone giới tính: Testosterone và estrogen rất quan trọng cho sự tăng trưởng chiều cao trong giai đoạn dậy thì.
3. Giới tính
Con trai có xu hướng cao hơn con gái. Con trai cũng có thể tiếp tục phát triển chiều cao lâu hơn con gái. Trung bình, ở độ tuổi trưởng thành, một người đàn ông thường cao hơn phụ nữ 14cm.
4. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển liên tục. Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của mỗi trẻ. Trẻ thiếu chất dinh dưỡng có thể bị hạn chế phát triển chiều cao. Khi cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng, hệ xương phát triển thuận lợi. Các xương dài sẽ dài hơn và trẻ cao hơn.
Cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Chiều cao bị chi phối bởi một số yếu tố mà chúng ta khó thể can thiệp được như ADN. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kiểm soát những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm sự tăng trưởng trong thời thơ ấu và tuổi dậy thì để tối đa hóa chiều cao của con trẻ.
1. Đảm bảo dinh dưỡng tốt
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ hoàn toàn để hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng tốt nhất, nhằm tối đa hóa phát triển chiều cao. Đây là điều quan tâm đầu tiên trong các cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu bạn phải quay lại công ty làm việc trong thời gian bé bú sữa mẹ thì hãy vắt sữa rồi bảo quản lạnh. Sau đó, bạn nhờ người chăm sóc hâm nóng sữa khi cho bé bú. Cách này có thể đảm bảo cho bé cưng nhận được đủ lượng calo và chất dinh dưỡng, giúp cơ thể tăng trưởng khỏe mạnh.
Lúc này, mẹ cho con bú hoặc trẻ nhỏ (ở độ tuổi biết ăn) cần có chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng, đặc biệt là có nhiều trái cây và rau quả. Bên cạnh bữa ăn chính, mẹ nên có các bữa ăn nhẹ với ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa, thịt nạc… Protein và canxi đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của xương, bạn nên bổ sung đầy đủ trong thực đơn hàng ngày.
Một số thực phẩm giàu protein bao gồm:
- Thịt gia súc
- Thịt gia cầm
- Hải sản
- Trứng
- Cây họ đậu
- Các loại hạt và hạt giống
Một số thực phẩm giàu canxi bao gồm:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai
- Bông cải xanh
- Cải xoăn
- Đậu nành
- Quả cam
- Cá mòi
- Cá hồi
Bạn cũng nên uống thường xuyên để cơ thể giữ nước. Mẹo nhỏ cho bạn là luôn có một ly nước ở bên cạnh trong suốt cả ngày để không quên việc này.
2. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc cũng là cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Giấc ngủ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
Trong giấc ngủ sâu, cơ thể sẽ giải phóng các hormone cần thiết để trẻ phát triển. Do đó, việc ngủ đủ giấc có thể cho phép tăng trưởng tối ưu chiều cao của bé.
Trẻ sơ sinh thường ngủ 16-18 tiếng/ngày. Trẻ 1–3 tuổi: cần ngủ 12–14 tiếng/ ngày. Trẻ 3–6 tuổi: cần ngủ 10–12 tiếng/ngày. Trẻ 6–12 tuổi: cần ngủ 10–11 tiếng/ngày.
Mẹo giúp bé ngủ đủ giấc
Bạn nên tắt đèn khi cho trẻ ngủ vì ánh sáng sẽ cản trở giấc ngủ sâu. Khi không chìm vào giấc ngủ sâu thì cơ thể hạn khó sản xuất đủ lượng hormone tăng trưởng cần thiết, làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển chiều cao.
Đặc biệt, bạn cũng không nên cho bé ngậm ti khi ngủ nhé. Việc này có thể khiến bé bị thiếu oxy, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn tới cản trở tốc độ tăng chiều cao của trẻ.
Bạn cũng nên cho trẻ ngủ sớm thay vì thức khuya. Lý do là vì cơ thể trẻ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng nhất ở 2 khung giờ vàng: 21 giờ – 1 giờ sáng và 5 giờ – 7 giờ sáng. Chính vì vậy, hãy cho trẻ lên giường ngủ trước 21 giờ bạn nhé!
3. Tập thể dục thường xuyên là cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tập thể dục thường xuyên giúp hệ xương khớp linh hoạt cũng rất quan trọng cho sự phát triển thể chất của trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể tập thể dục cho bé bằng cách massage, kéo thẳng chân, dùng tay nắn nhẹ cẳng chân cho trẻ. Những hành động này sẽ cho con cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Cơ thể bé được thư giãn cũng là điều kiện tốt để sản sinh các hormone tác động tích cực đến việc phát triển chiều cao. Bạn đừng bỏ qua cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ này nhé!
Mẹ đã biết cách cho con ăn dặm đúng cách?Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi nào nên cho trẻ ăn dặm, và ăn dặm như thế nào để bé phát triển tốt nhất? Tham khảo thông tin sau đây để tìm câu trả lời cho mình, mẹ nhé!
4. Kiểm tra sức khỏe đều đặn
Bạn nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo lịch trình, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Bạn cần theo dõi sức khỏe của con chặt chẽ trong những tháng đầu đời, tiêm chủng đúng lịch như khuyến nghị. Quan tâm, chăm sóc là việc cần làm để bảo vệ trẻ tránh mắc các bệnh nghiêm trọng, những bệnh vốn dễ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của bé yêu.