Khi đối мặτ với việc trẻ bị bắt nạt ở trường, nhiều bậc cha mẹ thường nói với trẻ rằng chúng nên nói với giáo viên khi bị bắt nạt và để giáo viên xử lý. Nhưng lại ít ai dạy trẻ nên làm gì khi gặp tình huống đó. Nếu làm như vậy, ngay khi hành vi bắt nạt xảy ra, trẻ không thể bảo vệ mình.
Lời khuyên: “Điều cha mẹ nên làm là cho con phương pháp chứ không nên để con phụ thuộc vào ai. Trẻ em nên được dạy để tự bảo vệ mình trước khi hành vi bị bắt nạtτ xảy ra, chứ không phải chờ rút ra bài học sau khi đã bị bắt nạt”.
Vậy khi trẻ bị вắτ ɴạτ, cha mẹ nên dạy con giải quyết như thế nào?
1. Đầu tiên, hãy dạy con không bắt nạt người khác và không để bị bắt nạt
Đây là vấn đề giáo dục gia đình. Đồng thời, hãy nói cho trẻ hiểu rằng bắt nạt kẻ yếu là một hành vi rất sai trái. Bạn nên dạy cho trẻ biết chúng không nên làm gì. Khi con càng mạnh mẽ thì càng không thể bắt nạt kẻ yếu hơn. Càng mạnh mẽ thì càng nên biết giúp đỡ và bảo vệ những người xung quanh.
Nên để trẻ hiểu rằng bắt nạt kẻ yếu là một hành vi rất sai trái.
2. Dạy trẻ về sự thất vọng
Khi trẻ gặp vấn đề, trước tiên hãy để trẻ tự mình tìm ra cách giải quyết. Cha mẹ không nhất thiết phải đưa ra ý kiến hay gợi ý giải quyết vấn đề mà hãy để con cố gắng giải quyết vấn đề bằng chính sức ʟực của mình.
Hãy để con trải qua khó khăn và rèn luyện ý chí cho trẻ thay vì bỏ cuộc hoặc tìm kiếм sự giúp đỡ khi gặp vấn đề. Trải qua những sự việc không như mong muốn, trẻ sẽ học được cách chấp nhận và trưởng thành hơn. Từ đó chúng sẽ rèn luyện được khả năng kiên trì và bình tĩnh hơn trước những tình huống trong cuộc sống. Đồng thời, con sẽ khéo léo hơn trong việc xử lý các mối quan ʜệ của mình, tránh xảy ra những xích mích không đáng có.
3. Học cách từ chối, học cách nói không
Nhiều trẻ quen nghe lời người khác, không có chính kiến của mình nên sẽ đánh mất mình trong cuộc sống tập thể, phục tùng người khác một cách mù quáng. Vì vậy hãy dạy con biết nói không và để con có chủ kiến của mình trong cuộc sống và học tập. Biết phán đoán, có suy nghĩ riêng, biết phân biệt đúng sai và biết cách bảo vệ ý kiến của chính mình khi gặp phải những ý kiến trái chiều.
4. Để trẻ học cách tự bảo vệ mình
Đối tượng bị bắt nạt thường là những người trông có vẻ yếu ớt. Bạn có thể nói với con rằng chỉ khi khỏe mạnh, con sẽ không bị bắt nạt, đồng thời có thể bảo vệ người khác nữa.
Bạn nên giúp con tăng cường các hoạt động thể chất, rèn luyện sức khỏe ngay từ nhỏ. Những đứa trẻ ít vận động, thể chất yếu, đẩy nhẹ đã ngã sẽ dễ là mục τiêυ để bắt nạt. Vì vậy việc tập thể dục trước hết là để tăng cường sức khỏe, các hoạt động thể chất đúng mực sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất. Đồng thời, chúng còn có thể tự bảo vệ mình, bảo vệ người khác.
Cha mẹ dạy con cách để tăng cường năng lực bản thân, tự bảo vệ mình chính là cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng bắt nạt. Thay vì im lặng thận trọng và chờ đợi sự giúp đỡ của người khác, hãy tự mạnh mẽ hơn.