Cha mẹ nên nhớ, chỉ một câu nói bất cẩn cũng có thể để lại tác động tiêu cực vô cùng sâu sắc lên tâm trí một đứa trẻ. Đó chính là lý do tại sao khi nói với con, phụ huynh rất nên cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của mình.
Bố mẹ xấu hổ vì con
Câu nói này rất hại với trẻ. Nó khiến đứa trẻ cảm thấy chúng là nỗi nhục của gia đình.
Thay vào đó, hãy nói: "Mặc dù bố mẹ rất buồn vì hành động của con, nhưng bố mẹ vẫn luôn yêu con".
Ảnh minh họa.
Chuyện tiền bạc trong nhà không phải việc của con!
Trong mỗi gia đình đều có thể có lúc xảy ra vấn đề về tiền bạc, tài chính, và nếu cha mẹ tranh cãi về vấn đề này, con nhỏ có thể nghe được và lo lắng.
Thay vì gạt con khỏi chuyện tiền bạc trong nhà, hãy nói với con: "Tài chính là cách chúng ta kiếm tiền và quản lý tiền bạc. Khi nào con thích thì bố/mẹ sẽ dạy cho con biết."
"Con chờ bố về mà hỏi"
Bé sẽ rất vui nếu được bạn bỏ chút thời gian chơi đồ hàng cùng hoặc bé cũng thích thú muốn khoe bức tranh mới vẽ cho bạn, những lúc ấy, bạn thường gạt đi và bảo: "Con chờ bố về đã, mẹ đang bận".
Giáo sư Joe chia sẻ tiếp: "Thái độ bất hợp tác này của bạn có thể khiến bé căng thẳng. Bé sẽ nghĩ bạn không còn yêu bé nữa. Thêm vào đó, nếu chồng bạn trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi, anh ấy dễ cáu gắt khi bị bé làm phiền. Khi ấy, bé sẽ càng trở nên buồn chán và xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực hơn".
Gợi ý dành cho bạn: Dù bạn có bận bịu đến mấy, cũng không nên dồn hết trách nhiệm chăm nom bé lên vai người bạn đời. Bạn nên vui vẻ thông báo để bé hiểu rằng, bạn đang dở việc, lát nữa bạn có thể trò chuyện, vui chơi hay xem tranh của bé sau.
"Con thật hư"
Bạn nghĩ nói vậy sẽ giúp bé kiểm soát hành vi của mình và tự sửa chữa những hành vi xấu. Nhưng "thực tế, câu nói này của bạn chỉ khiến bé tin rằng bé hư thật mà thôi" - GS. Joe giải thích.
Gợi ý dành cho bạn: Thay vì nói "Con hư thế" bạn có thể nhẹ nhàng "Mẹ không bằng lòng khi con cư xử như vậy". Sau đó, bạn có thể gợi ý bé cách thực hiện những hành vi tốt hơn.
"Nếu con không ngoan, mẹ sẽ gọi ma (quỷ) bắt con đi đấy"
Giáo sư Joe khẳng định: "Xét ở một chừng mực nhất định, việc dọa nạt bé cũng mang đến một kết quả tốt tuy nhiên nếu bạn lấy ma quỷ hay những hình ảnh rùng rợn để nói với bé, bé sẽ dễ gặp phải ác mộng khi đi ngủ". Thay vào đó, nhiều bé sẽ xuất hiện tật nói dối khi mắc lỗi nhằm thoát khỏi sự dọa nạt từ cha mẹ.
Gợi ý dành cho bạn: Những lúc bạn muốn chứng tỏ "quyền lực" của mình với bé, bạn có thể nghiêm mặt lại và lên cao giọng để nhắc nhở bé phải thực hiện một công việc nào đó. Khi biết đây là điều phải hoàn thành, bé sẽ tự giác làm theo đúng yêu cầu của bạn.
Con mà không dọn phòng thì đừng có trách
Câu nói theo kiểu "nếu... thì..." mang tính đe dọa với những viễn cảnh đáng sợ, tiêu cực. Cha mẹ không nên nói những lời đe dọa như "Bố/mẹ sẽ cho con ăn đòn".
Thay vào đó hãy nói: "Khi nào dọn xong phòng, con có thể ra ngoài chơi". Hãy nhấn mạnh vào những viễn cảnh tích cực.