Những câu truyện cổ tích các bé thường được nghe không chỉ mang đến các bài học bổ ích giúp trẻ rèn luyện nhân cách, đối nhân xử thế với những người xung quanh mà còn tạo ra nhiều lợi ích khác. Hiểu rõ được điều đó sẽ giúp ba mẹ có những phương pháp phù hợp để truyền tải các thông điệp từ nhũng câu chuyện này cho con.
Truyện cổ tích là nguồn bài học quý giá giúp trẻ rèn luyện đạo đức
Mỗi câu truyện cổ tích thông thường đều mang đến một tích cách tốt đẹp nào đó như: đức tính trung thực; biết quan tâm và chia sẻ với mọi người; giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; đức tính không ngại khó khăn gian khó, sự can đảm, ....
Truyện cổ tích giúp trẻ rèn luyện đạo đức
Thông qua câu chuyện được truyền đạt cho trẻ, trẻ sẽ nhận biết được những tính cách tốt đẹp này và có xu hướng học hỏi, làm theo. Đó là lý do, nếu bạn cho trẻ tiếp xúc với những câu chuyện này càng sớm, trẻ sẽ càng bổi dưỡng được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Nâng cao khả năng sáng tạo khi trẻ thường xuyên nghe truyện cổ tích
Những truyện cổ tích thường chứa được một số tình huống hoặc nhân vật chỉ có trong tưởng tượng như ông bụt, bà tiên, hoàng tử, công chúa, các phép màu xảy ra trong cuộc sống, các loài vật nói chuyện với nhau … Dù đây không phải là những tình tiết có thật xảy ra trong đời sống hằng ngày nhưng thông qua đó sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ.
Điều đó có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng sáng tạo cực kỳ tốt và có kinh nghiệm tốt hơn trong khả năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống.
Tăng cường khả năng ghi nhớ với những câu truyện cổ tích
Nghe truyện cổ tích là chưa đủ, ba mẹ còn có thể khéo léo rèn luyện cho trẻ khả năng ghi nhớ những câu chuyện này. Truyện cổ tích thường có độ dài ngắn khác nhau, và đặc biệt với các câu truyện dài bạn cần áp dụng một số cách thức để giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn.
Chẳng hạn, sau khi đã hoàn thành một câu chuyện nào đó cho trẻ, bạn có thể nhờ trẻ kể lại câu chuyện vào những ngày tiếp theo và không cần quá chính xác bởi trẻ vẫn được sáng tạo thêm các quan điểm của mình. Hay thậm chí ngay khi câu chuyện kết thúc, bạn nên hỏi trẻ nhỏ một số câu hỏi để biết được mức độ ghi nhớ cũng như hiểu rõ về câu chuyện như thế nào? Các bài kiểm tra nho nhỏ này là cách để trẻ tập trung hơn về câu chuyện và ghi nhớ được nhiều chi tiết hơn.
Truyện cổ tích giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ
Giúp trẻ khám phá đời sống hằng ngày từ truyện cổ tích
Một số câu truyện cổ tích dù chứa đựng những yếu tố chỉ có trong tưởng tượng nhưng phần lớn cốt truyện đều xuất phát từ câu chuyện thật trong cuộc sống hằng ngày. Trẻ nhỏ trong mỗi giai đoạn phát triển đều yêu thích khám phá đời sống để có thêm những kiến thức cũng như trải nghiệm. Và các câu chuyện đa dạng có thể giúp trẻ thực hiện điều đó.
Nhiều câu chuyện từ nhiều quốc gia khác nhau mang đến những nhân vật khác nhau, tình huống khác nhau, bài học khác nhau là cơ sở để trẻ mở mang sự hiểu biết của chính mình. Chính vì vậy ba mẹ khi kể truyện cổ tích cho bé cũng cần lưu ý, không kể lặp đi lặp lại một câu chuyện hoặc nhiều câu chuyện cùng chủ để. Thay vào đó hãy thay đổi nhiều câu chuyện với nhiều hướng khác nhau để trẻ có sự đa dạng trong cách tư duy.
Kể truyện cổ tích để nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ
Từ những câu chuyện mang đến nhiều khía cạnh khác nhau về các vấn đề hỉ nộ ái ố trong cuộc sống tạo nên nhiều cảm xúc đặc biệt khác nhau cho trẻ. Đó không chỉ là những câu chuyện vui với kết thúc có hậu mà đôi khi còn tạo nên các cung bậc cảm xúc khác nhau như đau buồn, giận dữ, phê phán, …
Chẳng hạn các bé có thể bày tỏ cảm xúc giân dữ đối với các nhận vật phản diện như dì ghẻ hay phù thủy độc ác khi thấy họ làm hại các công chúa tốt bụng.
Truyện cổ tích là cách gắn kết tình thân của trẻ và ba mẹ
Với nhịp sống hối hả của thời hiện đại, đôi khi ba mẹ không có quá nhiều thời gian để dành cho các con. Tuy nhiên, kể một câu truyện cổ tích cho trẻ trước khi ngủ mỗi ngày là một việc làm mà ba mẹ không thể bỏ qua. Bởi đây không chỉ là cách nuôi dạy trẻ trở thành một công dân tốt mà còn là khoảng thời gian riêng biệt mà ba mẹ dành cho trẻ.
Chính những câu chuyện cho bé, những bài học và những lời dạy dỗ của ba mẹ trong khoảng thời gian này sẽ giúp trẻ cảm thấy được gắn kết và gần gũi hơn với bố mẹ. Đây là một điều cần thiết để kết nối tình yêu thương giữa trẻ và các thành viên trong gia đình.
Kể truyện cổ tích cho trẻ thường xuyên là một thói quen tốt mà ba mẹ cần duy trì ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Những bài học này sẽ là những hành trang tốt đẹp trong quá trình phát triển của trẻ và hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ về sau.