khăn khi lấy ra.
Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh phải biết cách phát hiện kịp thời khi trẻ có khả năng bị dị vật đường thở, tránh để quá lâu, dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc. Phụ huynh phải nghĩ tới dị vật khi trẻ đang chơi, đang ăn đột nhiên ho, sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở đột ngột… cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Nếu trẻ có biểu hiện ho khò khè lâu ngày, khó thở phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa.
Phụ huynh cần luôn để ý đến con, tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây hóc, nghẹt đường thở như các loại hạt, thạch, những loại trái cây có hạt nhỏ... Khi phát hiện trẻ ngậm phải vật lạ trong miệng, cần giữ bình tĩnh, không gây hốt hoảng, sợ hãi cho trẻ. Không tự ý dùng tay móc dị vật trong họng. Khi dị vật đã lọt vào đường thở, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí đúng đắn, vỗ lưng ấn ngực hoặc Heimlich kịp thời nếu đã được hướng dẫn, để không dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Cẩn trọng trẻ bị tai nạn do nước
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc bệnh viện Nhi đồng Thành phố, khuyến cáo đối với gia đình có con nhỏ, nhất thiết phải thiết kế ngôi nhà an toàn thay vì ngôi nhà đẹp. Phụ huynh nên hạn chế đồ trang trí, đặc biệt là các loại đèn chớp tắt, vật nhỏ vì trẻ dễ bỏ vào miệng nuốt.
Phụ huynh cũng nên để những chất lỏng, hóa chất có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ nhỏ ở một nơi khuất mắt, xa tầm tay trẻ nhỏ; không nên để các loại hóa chất trong các chai đựng nước uống và không để các chai lọ này ở tầm tay trẻ. Tránh trữ nước trong thau, xô trong nhà vì trong lúc người lớn bận dọn dẹp, sửa soạn chuẩn bị tết, các bé có thể đi vào phòng tắm, ra sân, bị té chúi đầu vào thau, xô đựng đầy nước đã được hứng sẵn để dọn rửa nhà cửa, sân vườn. Tai nạn này thường xảy ra với các bé nhỏ tuổi, đang chập chững đi.
Bánh kẹo, mứt tết và nước ngọt là những thực phẩm mà trẻ ưa thích và hay lạm dụng trong ngày Tết. Phụ huynh nên chú ý cho trẻ ăn vừa phải, đúng bữa để tránh thay đổi chế độ ăn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.