Mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng trở thành thiên tài trong lĩnh vực nào đó, quan trọng là ta có tận dụng đuợc thời cơ vàng thời kì quan trọng để dạy trẻ hay không ? Để khơi dậy tiềm năng ấy hay không. Khái niệm “thời kỳ quan trọng” được đưa ra bởi nhà tâm lý học người áo, Konrad Zachrias Loenz. Ông cho rằng, có nhũng kỹ năng sẽ phát triển đỉnh cao ở thời kỳ nào đó và ông gọi đó là “thời kỳ quan trọng của sự phát triển”, nắm bắt thời kỳ quan trọng của trẻ để khai thác và bồi duỡng khả năng của trẻ có thể sẽ mang lại hiệu quả gấp bội. Kiddihub cho rằng thời kỳ quan trọng cũng chỉ các thời kỳ chuyền tiếp giữa từng độ tuổi của trẻ nhu chuyển từ mẫu giáo sang tiểu học, từ tiểu học sang trung học cơ sở, từ trung học cơ sở sang trung học phố thông, mỗi giai đoạn chuyển tiếp đều là thời kỳ quan trọng của trẻ. Lúc này, cha mẹ nên dẫn dắt trẻ kịp thời để trẻ có những bước ngoặt đáng giá.
Thời kì đầu tiên quan trọng – 3 tuổi
3 tuổi là thời kỳ phản kháng thứ nhất của trẻ trong thời kì quan trọng để dạy trẻ , lúc này trẻ thường có rất nhiều biểu hiện khiến người lớn đau đầu, tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ quan trọng đầu tiên trong giáo dục trẻ. Tính cách, sở thích và cách đối nhân xử thế khi trưởng thành của trẻ cũng gần giống như giai đoạn trước 3 tuổi. Thời điểm 3 tuổi là giai đoạn con người bước đầu hình thành tính cách, bởi vậy nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách. Giai đoạn này vừa có thể phản ánh tình hình phát triển nhân cách thời ấu thơ, vừa cho thấy xu thế phát triển trong tương lai. Do vậy, khi trẻ bước vào thời kỳ phản kháng trong những thời kì quan trọng để dạy trẻ , cha mẹ nên giáo dục trẻ một cách khoa học, đế trẻ dễ dàng vượt qua thời kỳ phản kháng và phát triển khỏe mạnh.
Thời kì quan trọng thứ 2 là 5 tuổi – thời kì phiền toái của trẻ
Trẻ 5 tuổi rất ham học hỏi, thích tìm tòi khám phá và rất tò mò. Thời kỳ này, cha mẹ phải nhanh nhạy nắm bắt những vấn đề mà trẻ quan tâm, dù làm thế sẽ khiến cha mẹ vất vả nhưng đó lại là việc làm hữu ích với con trẻ. Thông thường, trẻ 5 tuổi đã có tư duy tưong đối chín chắn, đồng thời tâm lý cũng phát triển tưong đối phức tạp. Là cha mẹ, phải tìm hiểu thế giới nội tâm của trẻ, để hướng trẻ phát triển lành mạnh.
Thời kỳ quan trọng thứ ba 6 tuổi – thời kỳ nhập học của trẻ 6 tuổi
Là thời kỳ quan trọng để phát triển trí lực của trẻ, lúc này, trọng lượng não bộ của trẻ đã đạt trên 80% của người lớn, nếp nhăn trên não đã bước đầu hình thành. Lúc này là thời kỳ mà các khả năng cảm nhận, ghi nhớ và chú ý phát triển rất nhanh, đồng thời cũng là thòi kỳ quan trọng chuyển dần từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng logic.
Nắm bắt thời kỳ quan trọng giúp trẻ vươn xa
Khái niệm thời kỳ quan trọng để dạy trẻ được Konrad Zacharias Lorenz, nhà tâm lý học người áo đưa ra trong nghiên cứu thực nghiệm tâm lý động vật. năm 1935, ông đã phát hiện ra một hiện tượng vô cùng thú vị, đó là: Khi thiên nga con chui ra từ vỏ trứng, nó sẽ coi con vật mà nó nhìn thấy đầu tiên là mẹ mình, nếu gà mái ấp nó thì nó coi gà mái là mẹ. nếu Lorenz ở bên cạnh thì nó cũng coi ông là mẹ, và ông đi đến đâu thì con thiên nga sẽ đi theo tới đó. Sau nhiều thí nghiệm, cuối cùng Lorenz đã rút ra kết luận: một phản ứng hay một chuỗi phản ứng nào đó của động vật dễ dàng hình thành trong một thời kỳ hay một giai đoạn đặc biệt nào đó, nếu bỏ lỡ giai đoạn này thì không dễ gì có lại được “thời co” tốt như vậy. “Thời cơ” này được gọi
là “thời kỳ quan trọng”. Khi áp dụng hình thức thí nghiệm của Lorenz vào nghiên cứu phát triển giáo dục trẻ em, các nhà khoa học hiện đại đã phát hiện: quá trình phát triển trí lực, năng lực và thói quen của trẻ cũng nổi lên những “thời kỳ quan trọng”.
Những phương pháp dạy trẻ trong từng thời kì quan trọng để dạy trẻ
Tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn
Năng cho trẻ tiếp xúc với mọi người bước sang thế kỷ 21, phụ nữ đa phần đều ra ngoài làm việc chứ không chỉ ở nhà làm nội trợ nữa. Những ngôi nhà cũng được coi như cái lồng son, giam giữ những đứa trẻ đáng yêu năng động, người trông nom những đứa trẻ này thường là ông bà của chúng, trước muôn vàn nỗi băn khoăn, ông bà của trẻ thường không muốn cho trẻ ra ngoài, cho dù thi thoảng trẻ được ra ngoài nhưng cũng phải có người đi cùng, lúc nào họ cũng ẵm trẻ trên tay, dường như họ lo rằng trẻ sẽ xảy ra chuyện nếu ở ngoài vòng tay người lớn. Lâu dần, khả năng tiếp xúc với thế giới bên ngoài của trẻ ngày càng kém, khiến trẻ càng quấn quýt mẹ hơn. Do vậy, trong những thời kì quan trọng để dạy trẻ cha mẹ phải chủ động cho trẻ đi ra ngoài và tiếp xúc nhiều hơn với người ngoài để trẻ thành người cởi mở và quảng giao.
Cha mẹ và trẻ cùng tham gia các hoạt động đế tận hưởng niềm vui hiện nay, trong xã hội đã hình thành rất nhiều nhóm “đồng đẳng” nhằm phát triển quan hệ thân tình, trẻ cùng lứa tuổi vui chơi, học tập cùng với cha mẹ, điều này rất có ích cho việc thúc đẩy sự phát triển mang tính xã hội của trẻ, đồng thời các bậc cha mẹ trẻ cũng có thể chia sẻ các kinh nghiệm giáo dục điều bố ích hơn đó là, sau này khi trẻ đi học, chúng sẽ phát hiện thấy rằng sự hướng dẫn của thầy cô và cha mẹ đều rất giống nhau, như vậy trẻ càng dễ thích ứng với cuộc sống nhà trường.
Nhà trẻ là đại gia đình đứa trẻ nào khi đi nhà trẻ cũng đêu cảm thấy lo lăng vì phải xa ròi cha mẹ, do vậy, rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy chùn lòng. Thực ra, cha mẹ phải chia tay dứt khoát, đồng thời thường xuyên liên lạc với cô giáo để cô nắm bắt đuợc thói quen sinh hoạt của trẻ. Ngoài ra, phải thuờng xuyên nói với trẻ những câu kiểu “Cô giáo cũng thuơng con nhu mẹ”, để trẻ chóng cảm thấy thân thiết với cô giáo, từ đó giúp trẻ dễ dàng vuợt qua thòi kỳ quan trọng này.
Dạy trẻ biết tôn trọng
Các chuyên gia cho biết, dạy trẻ biết cách tôn trọng người khác là nhân tố quan trọng để sau này trẻ có thể đứng vững trong xã hội. Nếu trẻ không biết hay không hiểu cách tôn trọng người khác thì cha mẹ phải xem lại phương pháp giáo dục của mình.
Không được quá nuông chiều trẻ
Trong cuộc sống thường ngày, cha mẹ phải đáp ứng hợp lý nhu cầu của trẻ, nhưng cố gắng không dành cho trẻ sự đãi ngộ đặc biệt, để trẻ biết rằng mình cũng bình đẳng như các thành viên khác trong gia đình, để trẻ sớm loại bỏ tư tưởng chỉ có mình là nhất, để trẻ cùng gánh vác công việc nhà phù hợp với sức mình, tức là phải để trẻ biết rằng mỗi thành viên trong gia đình đều nương tựa vào nhau, phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, những đồ ăn ngon, đồ chơi hay, mọi người đều có phần, đối với những yêu cầu mà trẻ đưa ra, yêu cầu nào hợp lý mới đáp ứng, còn không thì tuyệt đối không được nhân nhượng. Nếu trong nhà có đồ ăn ngon thì cha mẹ thường không nỡ ăn một mình, mà đều giữ lại cho con, cách làm này rất dễ khiến trẻ hình thành ý thức độc quyền, nếu cứ để tiếp diễn thì sẽ phát triển thành tâm lý ích kỷ.
Trẻ trên 5, 6 tuổi cần có bạn, nhưng vì xu hướng hiện nay là sinh ít con nên trẻ có ít hoặc không có anh chị em, hơn nữa nhiệm vụ học tập nặng nề, áp lực lớn và ít qua lại với hàng xóm láng giềng khiến trẻ thường phải học một mình, chơi một mình. Như vậy, trẻ sẽ rất khó mà suy nghĩ cho người khác, môi trường sống đơn độc tất sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. để thay đổi tình trạng này, cha mẹ phải chủ động trò chuyện nhiều hơn với trẻ, ngoài ra còn phải cổ vũ trẻ năng giao lưu với các bạn cùng xóm, chẳng hạn bảo trẻ lấy hoặc đưa báo cho nhà hàng xóm, mượn hay trả đồ cho nhà hàng xóm,… Cha mẹ cũng phải tạo thật nhiều cơ hội cho trẻ giao lưu với các bạn, ví dụ: Ngày chủ nhật mời các bạn của con đến nhà chơi, và cũng cho trẻ đến nhà khác chơi, cổ vũ trẻ mang đồ chơi của mình cho các bạn chơi cùng, vui chơi hòa thuận, nhuờng nhịn lẫn nhau, trong quá trình này, trẻ sẽ cảm nhận được tình bạn giữa nguời với người, từ đó dần biết cách quan tâm đến nguời khác.
Lắng nghe trẻ tâm sự
Khi trẻ nói các bạn không thích mình, trước tiên cha mẹ phải tạo cho trẻ một bầu không khí thoải mái, tự do phát biểu ý kiến, để trẻ thổ lộ hết nguyên nhân mà các bạn không thích mình và thái độ của họ đối với mình. Cha mẹ phải chăm chú lắng nghe, đồng thời tìm phương án giải quyết hợp lý. Nếu là do trẻ nhận thức quá cực đoan hoặc có hành vi sai trái thì cha mẹ phải tích cực chỉ bảo.
Dạy trẻ biết cách đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ
Cha mẹ có thể đặt ra tình huống để trẻ tự cảm nhận cảm giác của các bạn, qua đó để trẻ học cách đặt mình vào vị trí của người khác đế suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Dạy trẻ nên nhìn vào ưu điểm của người khác chứ không nên nhìn vào khuyết điểm của họ, phải biết cách khoan dung và tôn trọng đối phương, quan tâm và khen ngợi đối phương. Khi mối quan hệ trở nên bế tắc hoặc ngày càng xấu đi thì nhất định phải chủ động tỏ ra thân thiện, không được vì giữ thể diện mà không chịu mở lời
Thường xuyên giao lưu với trẻ
Nếu lâu không giao lưu với trẻ thì dần dần trẻ sẽ khép kín thế giới nội tâm của mình, tính cách cũng trở nên hướng nội, luôn giữ khoảng cách với cha mẹ, từ đó có tâm sự gì cũng không muốn nói với cha mẹ
Thường xuyên liên lạc với giáo viên
Cha mẹ phải nắm bắt được những biểu hiện ở trường của trẻ, cô giáo cũng phải nắm bắt được nhũng hành vi ở nhà của trẻ, điều này vô cùng quan trọng đối với việc giáo dục trẻ. Do vậy, vì sự trưởng thành lành mạnh của trẻ, cha mẹ phải thường xuyên liên lạc với cô giáo. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thế nhờ cô giáo quan tâm nhiều hơn đến con mình, để cô giáo khuyến khích các bạn chơi với con.
Để con độc lập và tự chủ
Khi trẻ làm việc vừa sức, cha mẹ có thế giúp trẻ nhưng không được làm thay trẻ chỉ như vậy mới có thế bồi dưỡng khả năng tự lập cho trẻ. Cha mẹ chỉ có thay đối tư tưởng, chủ động thực hiện những việc sau để giúp trẻ trở thành người độc lập, tự chủ và thành đạt: phải thực sự tôn trọng trẻ, coi trẻ là một cá thế độc lập có tính tự chủ, có đòi hỏi riêng và có tiềm lực phát triển, chứ không phải là vật phụ thuộc hoặc “cậu ấm, cô chiêu” của riêng cha mẹ. Chủ động tạo cơ hội, để trẻ tự làm những việc trong khả năng có thể làm chứ không ôm đồm làm thay trẻ hết mọi việc, ví dụ như ngay từ việc mặc, cởi quần áo đến việc rửa mặt đều để trẻ tự làm, để trẻ tự pha sữa cho mình, như vậy sẽ nâng cao khả năng thích ứng của trẻ đối với đời sống xã hội, sẽ rất có lợi cho việc phát triển khả năng độc lập của trẻ. Cha mẹ phải sớm thay đối quan niệm, giảm thiều những hành động chăm sóc thái quá với trẻ, bồi dưỡng khả năng tự lập cho trẻ ngay đổi thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ, nâng cao kỹ năng sống và khả năng thích ứng xã hội. Giai đoạn hình thành ý thức độc lập thuở nhỏ, chúng ta có thể nhận thấy một sô đặc điểm: một mặt bọn trẻ còn chưa trưởng thành, rất sợ phải tự lập, mặt khác có những lúc bọn trẻ thực sự đủ khả năng tự lập. hướng dẫn trẻ hình thành ý thức tự lập rất có lợi cho khả năng giao tiếp của trẻ. bởi lẽ, trẻ có ý thức tự lập sẽ có thiên hướng trở thành người độc lập, tự trọng và tự tin, có thể thuận lợi và dễ dàng kết giao cùng người khác. Hiểu câu “Không !”cửa miệng của trẻ Đứa trẻ nào cũng có lúc không nghe lời, đặc biệt là trẻ từ 1,5 – 3 tuổi, đây là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển tâm lý của mỗi đứa trẻ. Dường như đứa trẻ nào cũng đều có thời kỳ “không được lòng người” này, các nhà tâm lý gọi thời kỳ này là thời kỳ phản kháng đầu tiên. Thời kỳ phản kháng đầu tiên này là biểu hiện của sự phát triển nhanh chóng về tâm lý của trẻ, đồng thời cũng là biểu hiện của tính tự lập và sự chín chắn, trẻ ở trong thời kỳ này thường dùng câu cửa miệng là “Không!” để trả lời mọi vấn đề. Thực ra, có khi chúng cũng không hề biết rốt cuộc mình muốn làm gì. ngoài ra, thời kỳ này cũng chính là thời điểm rất tốt để bồi dưỡng tính độc lập và lòng tự tin cho trẻ.