Kỹ năng vận động tinh là gì?
Trẻ nhỏ phát triển gồm các kỹ năng vận động tinh và vận động thô. Dù cả hai kỹ năng này đều liên quan đến chuyển động, nhưng chúng vẫn có sự khác biệt:
- Kỹ năng vận động tinh liên quan đến chuyển động của các nhóm cơ nhỏ hơn ở bàn tay, ngón tay và cổ tay
- Kỹ năng vận động thô liên quan đến chuyển động của các nhóm cơ lớn hơn như cánh tay và chân. Nhờ có kỹ năng này, bé thực hiện được những động tác như ngồi dậy, lật người, bò và đi lại
Cả hai loại kỹ năng vận động cho phép trẻ trở nên độc lập hơn. Tuy nhiên, kỹ năng vận động tinh đặc biệt quan trọng, vì khả năng sử dụng các cơ nhỏ hơn ở tay cho phép con yêu thực hiện những nhiệm vụ tự chăm sóc bản thân mà không cần sự trợ giúp, chẳng hạn như:
Một số kỹ năng vận động tinh cần thiết
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi phát triển các kỹ năng vận động tinh và thô theo tốc độ của riêng mình. Một số bé phát triển kỹ năng sớm hơn những trẻ khác và điều đó hoàn toàn bình thường. Trẻ em thường bắt đầu có được những kỹ năng này ngay từ 1 hoặc 2 tháng tuổi và tiếp tục học các kỹ năng bổ sung thông qua việc đến trường mầm non, mẫu giáo…
Một trong những kỹ năng vận động tinh mà trẻ cần phát triển bao gồm:
- Mở, khum bàn tay: Bé nên thành thạo các động tác cong lòng bàn tay vào trong bởi những điều này giúp phối hợp chuyển động giữa các ngón tay, từ đó tiến đến kỹ năng quan trọng khác như viết, cởi quần áo và nắm
- Kỹ năng giữ ổn định cổ tay: Kỹ năng này phát triển bởi những năm đầu tiên bé đến trường, chúng cho phép trẻ cử động ngón tay với sức mạnh và sự kiểm soát
- Sự khéo léo của bàn tay: Việc sử dụng ngón tay cái, ngón trỏ và các ngón tay khác với nhau để nắm, gỡ…
- Phát triển sức mạnh trong cơ tay: Đây là khả năng thực hiện các động tác nhỏ bằng bàn tay, trong đó có sự phối hợp giữa đầu ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa
- Kỹ năng song song: Cho phép con sử dụng cả hai tay cùng một lúc
- Kỹ năng sử dụng kéo: Bé có thể học cách dùng kéo từ năm 4 tuổi và kết hợp nhuần nhuyễn cách điều khiển sức mạnh tay và phối hợp với mắt.
Dưới đây là các cột mốc đánh dấu cho sự phát triển vận động tinh ở trẻ trong độ tuổi từ 9 tháng:
9 đến 12 tháng
- Tự cầm thức ăn và đưa vào miệng
- Lấy các vật nhỏ bằng ngón tay cái và ngón trỏ
- Đập mạnh mọi thứ vào nhau
- Cầm đồ chơi bằng một tay
1 đến 2 tuổi
- Xếp chồng vật này lên vật kia
- Viết nguệch ngoạc trên giấy
- Ăn bằng muỗng
- Lật từng trang sách một
- Cầm và giữ bút chì bằng ngón trỏ cùng ngón cái
2 đến 3 tuổi
- Vặn nắm cửa
- Rửa tay
- Sử dụng muỗng và nĩa đúng cách
- Kéo khóa lên xuống
- Đặt và tháo nắp ra khỏi hộp
- Xâu hạt
3 đến 4 tuổi
- Cởi và cài nút quần áo
- Dùng kéo để cắt giấy
- Đồ theo hình trên giấy
Cách phát triển kỹ năng vận động tinh
Kỹ năng vận động của trẻ phát triển tự nhiên khi bé nắm khả năng kiểm soát và điều phối cơ thể. Hãy nhớ rằng một số trẻ có thể phát triển các kỹ năng vận động tinh sớm hơn và có sự phối hợp tốt hơn so với những trẻ khác. Một em bé có thể học cách lắc đồ chơi khi được 3 tháng tuổi, trong khi một em bé cùng tuổi có thể không thực hiện được hành động này cho đến một tháng sau. Dĩ nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường.
Các hoạt động thúc đẩy kỹ năng vận động tinh
Kết hợp các hoạt động vui chơi vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé có thể giúp cải thiện các kỹ năng vận động tinh. Khả năng học và thực hành các kỹ năng vận động tinh ngay từ khi còn nhỏ có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt học tập, xã hội và cá nhân. Dưới đây là một số hoạt động bạn và con có thể làm cùng nhau:
- Cho phép con giúp đỡ trong quá trình chuẩn bị cho bữa ăn như khuấy, trộn hoặc đổ nguyên liệu
- Cả gia đình cùng nhau chơi ghép hình
- Chơi các trò có liên quan đến lăn xúc xắc như cờ tỷ phú, cờ cá ngựa
- Vẽ bằng các ngón tay
- Cho con sắp xếp bàn ăn
- Dạy con cách đổ nước vào cốc
- Khuyến khích bé chơi đất sét bằng cách lăn tròn hoặc lăn kéo dài
- Hướng dẫn trẻ cách sử dụng dụng cụ bấm lỗ
- Quấn dây xung quanh một vật nào đó
- Đặt đồ vật vào hộp sau đó khuyến khích con lấy ra bằng một chiếc kẹp hoặc nhíp.
Vấn đề về kỹ năng vận động tinh mà trẻ có thể mắc phải
Mặc dù các kỹ năng vận động tinh phát triển ở các mức độ khác nhau, hãy gặp bác sĩ nhi khoa nếu bé gặp rắc rối khi thực hành các kỹ năng vận động thô và tinh. Sự chậm trễ có thể là một dấu hiệu của chứng rối loạn phối hợp vận động. Bệnh ảnh hưởng từ 5 – 6% trẻ em trong độ tuổi đi học.
Dấu hiệu trẻ gặp vấn đề với các kỹ năng vận động tinh bao gồm:
- Đột ngột làm rớt đồ vật
- Không thể buộc giày dù đã rất cố gắng và thực hành nhiều lần
- Gặp khó khăn khi cầm muỗng hoặc nĩa
- Gặp khó khăn khi học viết, tô màu hoặc sử dụng kéo
Chậm phát triển kỹ năng vận động tinh sẽ không bị phát hiện cho đến khi bé lớn dần. Tuy nhiên, việc xác định sớm vấn đề có thể đảm bảo con nhận được mọi sự hỗ trợ cần thiết để xây dựng các kỹ năng và giúp bé phát triển.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán rối loạn phối hợp vận động nếu bé gặp phải tình trạng:
- Kỹ năng vận động tinh đạt dưới mức trung bình ở độ tuổi hiện tại
- Kỹ năng vận động tinh phát triển kém khiến việc hoàn thành các bài tập hàng ngày ở trường và ở nhà trở nên khó khăn
- Chậm phát triển các kỹ năng vận động bắt đầu từ khi bé còn nhỏ
Bé yêu có thể cần phải gặp trực tiếp với một chuyên gia trị liệu để học các kỹ thuật nhằm cải thiện sự phối hợp trong các nhóm cơ nhỏ hơn.
Kỹ năng vận động tinh là yếu tố rất cần thiết để sống và học tập một cách bình thường. Nếu con yêu gặp khó khăn với các hoạt động hàng ngày hoặc bạn cảm thấy bé đang có vấn đề, hãy sắp xếp và đưa trẻ đi khám nhằm biết được lý do chính xác cũng như có giải pháp phù hợp nhé.