Trẻ tăng động là gì?
Trẻ tăng động còn được gọi là sự rối loạn thiếu tập trung, trẻ không thể ngồi yên một chỗ, không chú ý lắng nghe người khác nói chuyện nói mình, khi tham gia các hoạt động thì trẻ không tuân thủ các hướng dẫn đã được quy định, nhiều khi trẻ nói ra những câu từ không phù hợp với thời điểm.
Các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ tăng động thường xuất hiện trước 7 tuổi. Tuy nhiên, rất khó để phân biệt giữa hành vi của trẻ tăng động với hành vi của trẻ hiếu động.
Nếu trẻ có nhiều dấu hiệu của chứng tăng động (ADHD) khi ở nhà, ở trường và lúc vui chơi thì các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám để có thể can thiệp kịp thời, giúp trẻ tăng khả năng tập trung để cải thiện tình trạng học tập, giảm hành vi tiêu cực có hại cho bản thân trẻ.
3 Nguyên nhân gây ra trẻ tăng động
Các nhà khoa học chưa xác định chính xác nguyên nhân trẻ tăng động chính xác ở trẻ là gì. Có một số nghiên cứu đưa ra những nguyên nhân có thể gây ra bệnh tăng động ở trẻ như:
Trẻ tăng động do yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền đã được chỉ ra trong các nghiên cứu về cặp sinh đôi. Nếu trong một cặp song sinh cùng trứng có 1 trẻ mắc chứng tăng động, thì trẻ còn có khả năng mắc là 92%. Đối với các cặp song sinh khác trứng, xác suất cùng mắc hội chứng tăng động giảm xuống còn 33%.
Khiếm khuyết chức năng cấu trúc não bộ
Có những nghiên cứu về cấu trúc và chức năng não bộ của những trẻ bị tăng động cho thấy cấu trúc não của những trẻ này có khiếm khuyết.
Ví dụ như: một số nghiên cứu sử dụng kỹ thuật quét não cho thấy một số khu vực của não trẻ tăng động có thể nhỏ hơn bình thường trong khi một số khu vực khác lại lớn hơn.
Các yếu tố nguy cơ làm trẻ tăng động
Động kinh
Theo nhiều nghiên cứu và khảo sát đã phát hiện ra rằng có khoảng 18% người bị động kinh xuất hiện các triệu chứng của bệnh tăng động. Mặt khác những trẻ tăng động dễ mắc phải chứng động kinh do trong não xuất hiện sự dẫn truyền thần kinh với tốc độ cao và bất thường.
Sinh non
Trẻ chào đời quá sớm có nguy cơ mắc hội chứng tăng động cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Theo các chuyên gia Đại học liên bang Rio Grande do Sul (Brazil) đã phân tích kết quả của 12 cuộc nghiên cứu cho thấy trẻ chào đời trước 32 tuần hoặc cân nặng dưới 1.500 gr có nguy cơ trẻ bị tăng động cao gấp 2 lần.
Bệnh lý mẹ khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai người mẹ mặc phải một số bệnh lý như béo phì, tiểu đường,… có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ, đặc biệt trẻ rất dễ mắc phải hội chứng tăng động – giảm chú ý.
Tiếp xúc với chì
Khi trẻ tiếp xúc thường xuyên với các vật phẩm có chứa chì sẽ khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ. Chì tác động nên hệ thần kinh kiến trẻ giảm mức độ tập trung, giảm khả năng nghe, nhận thức chậm và dễ mắc chứng trẻ tăng động.
Yếu tố tâm lý
Trẻ lo lắng, sợ hãi, rối loạn tâm thần, bị cưỡng bức,gia đình lục đục. Những điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập, giảm chú ý hoặc nhiều khi tăng động quá mức.
Biểu hiện triệu chứng trẻ tăng động
Dưới đây là một số biểu hiện triệu chứng trẻ tăng động các bậc phụ huynh nên chú ý tới con em mình. Nếu trong trường hợp trẻ mắc 1 trong những triệu chứng dưới đây, bạn có thể liên lạc tới chúng tôi để có thể nhận được tư vấn chi tiết phương pháp điều trị.
Hiếu động quá mức:
- Trẻ không thể ngồi yên, liên tục bồn chồn đặc biệt là trong môi trường yên tĩnh.
- Trẻ không thể tập trung vào nhiệm vụ được giao.
- Trẻ chạy nhảy không ngừng nghỉ.
- Trẻ nói nhiều, nói không ngừng nghỉ.
- Khi tham gia các hoạt động trẻ không thể chờ đến lượt mình.
Kém tập trung – Giảm chú ý:
- Trẻ khó chú ý và dễ bị phân tâm.
- Dễ tạo ra những sai lầm bất cẩn – ví dụ : trong việc làm bài tập ở trường hoặc ở nhà.
- Trẻ hay quên hoặc làm mất đồ – ví dụ : trẻ hay làm mất bút màu, tẩy…
- Trẻ không thích tham gia các công việc và hoạt động tốn nhiều thời gian.
- Trẻ không nghe hoặc không thực hiện theo hướng dẫn.
- Trẻ hay bỏ dở giữa chừng khi tham gia các hoạt động hoặc công việc.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc sắp xếp công việc.
Không kiểm soát được hành vi
- Trẻ hành động mà không suy nghĩ, nhiều khi làm ra những hành động gây hại cho bản thân mà trẻ cũng không biết.
- Trẻ có tính hấp tấp, vội vàng, bất cẩn và bồng bột.
- Trẻ dễ nổi nóng, giận dữ, khó kiềm chế được cảm xúc do vậy rất dễ dẫn tới xô xát, đánh bạn.
Cách phòng ngừa trẻ tăng động
Chế độ dinh dưỡng của trẻ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể góp phần trong việc phòng chống trẻ tăng động. Trong quá trình phát triển của trẻ các bậc phụ huynh nên bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho trẻ như: sắt, kẽm, vitamin nhóm B, GABA,…
Nuôi dạy – chăm sóc
Sự thiếu quan tâm của cha mẹ, bị tác động bởi bạo lực gia đình cũng khiến trẻ dễ mắc hội chứng tăng động cao hơn. Do đó, việc nuôi dạy – chăm sóc và tạo môi trường phát triển cho trẻ là điều rất quan trọng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tăng động
Tăng cường thực phẩm giàu đạm
Thực phẩm giàu đạm (protein) rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Chúng cung cấp nguồn năng lượng có tính độ ổn định cho não. Việc bổ sung thực phẩm giàu đạo là rất cần thiết với những đứa trẻ tăng động.
Cha mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu đạm vào bữa sáng và các bữa ăn vặt cho trẻ ở bằng những loại thực phẩm như: trứng, thịt, các loại quả hạch, phô-mai và các loại đậu,…
Tăng vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển các chức năng của cơ thể. Đặc biệt trong nhóm này có vitamin B6 có tác dụng duy trì một hệ thần kinh khỏe mạnh.
Vitamin B6 là yếu tố quan trọng để tổng hợp nên các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine và norepinephrine. Việc bổ sung vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6 có ý nghĩa rất lớn trong cải thiện triệu chứng tăng động ở trẻ.
Phương pháp điều trị trẻ tăng động
Trẻ tăng động có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc hoặc trị liệu trẻ tăng động. Để cải thiện tốt nhất tình trạng trẻ bị tăng động các bậc phụ huynh nên kết hợp cả hai phương pháp trên.
Phương pháp trị liệu
Liệu pháp hành vi cho trẻ tăng động
Liệu pháp hành vi là liệu pháp quản lý hành vi của trẻ thông qua phần thưởng để khuyến khích con cố gắng kiểm soát những hành vi tiêu cực của mình. Cha mẹ có thể xác định các loại hành vi tốt mà mình muốn khuyến khích con làm, con làm tốt sẽ có phần thưởng.
Ví dụ như trẻ tăng động không thể ngồi ăn ngay ngắn trên bàn, thì cha mẹ điều chỉnh cho trẻ việc ngồi ăn ở bàn cho đúng, nếu trẻ thực hiện tốt sẽ có một phần thưởng nhỏ.
Đối với giáo viên việc quản lý hành vi của trẻ thường liên quan đến việc học tập, cách lập kế hoạch và việc tham gia các hoạt động tập thể. Khi trẻ hoàn thành tốt có thể khen ngợi hoặc tặng cho trẻ một phần quà nhỏ.
Liệu pháp tâm lý cho trẻ tăng động
Liệu pháp tâm lý là một liệu pháp giúp trẻ cải thiện suy nghĩ và hành vi của mình. Liệu pháp này cần có sự tác động từ chuyên gia, họ sẽ giúp trẻ nhận ra sự khác biệt giữa suy nghĩ tích cực và suy nghĩ tiêu cực, hành vi tốt và hành vi xấu, sau đó dạy trẻ cách buông bỏ những suy nghĩ tiêu cực và hành vi xấu đi.
Can thiệp tại nhà
Bậc phụ huynh giúp con tập trung và tổ chức công việc bằng cách làm theo các thói quen hàng ngày, đơn giản hóa lịch trình của con và cho con chơi các hoạt động lành mạnh.
Khuyến khích trẻ tập thể dục và ngủ đúng giờ. Những hoạt động thể chất giúp cải thiện sự tập trung và thúc đẩy sự phát triển của não bộ, nghỉ ngơi tốt có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng tăng động giảm chú ý.
Tạo môi trường phù hợp cho trẻ tăng động
Để hạn chế các triệu chứng của trẻ tăng động, các bậc phụ huynh hãy lên bổ sung các chất dinh dưỡng lành mạnh, cắt giảm đồ ăn vặt và thức ăn có đường.
Cha mẹ nên dành thời gian bên con nhiều hơn. Dạy con cách kết bạn, giúp con trở thành người nghe tốt.
Thuốc
Có 5 loại thuốc được sử dụng trong việc điều trị bệnh tăng động ở trẻ là:
- Metylphenidat
- Dexamfetamine
- Lisdexamfetamine
- Atomoxetine
- Guanfacine
Những loại thuốc này có tác dụng giúp trẻ tập trung tốt hơn, ít bị bốc đồng, cảm thấy bình tĩnh hơn, học hỏi và thực hành các kỹ năng mới.
Vương Não Khang hỗ trợ điều trị bệnh tăng động
Theo nghiên cứu của khoa tâm thần học, trường đại học Y David Geffen, LA, USA đã chỉ ra rằng: Não bộ là nơi ghi nhận và lưu giữ những thông tin khi cần thiết. Não là nơi quyết định khả năng tập trung, ghi nhớ, phản xạ và ngôn ngữ của mỗi người.
Do đó, việc bổ sung các sản phẩm bổ não đúng cách, an toàn có thể mang lại lợi ích trong việc duy trì sức khỏe cho não và tăng cường trí tuệ. Vì vậy, những trẻ tăng động có hiện tượng khó tiếp thu, giảm tập trung, tăng động, khó khăn về ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ thì việc bổ sung sản phẩm bổ não là rất cần thiết.
Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm VƯƠNG NÃO KHANG là sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị cho trẻ ở một số lĩnh vực như nâng cao khả năng giao tiếp, tăng khả năng tập trung học tập, nhận thức, tiếp thu, cải thiện giấc ngủ, giảm hành vi tăng động.
Trẻ tăng động giảm chú ý không nghiêm trọng như trẻ tự kỷ, nhưng nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập, tính cách và hành vi trong tương lai của trẻ.