10 Trò Chơi Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ Mầm Non
Để giúp bé có thể phát triển tốt nhất và toàn diện nhất thì nhiều bậc phụ huynh hay các cơ sở giáo dục đã áp dụng phương pháp thực tế để trẻ có thể tự tiếp xúc và khám phá thế giới xung quanh mình qua các trò chơi, thí nghiệm khám phá khoa học. Dưới đây là 10 trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non tốt nhất hiện được nhiều quý phụ huynh lựa chọn.
1.Trò chơi phân biệt trứng sống và trứng chín
Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 2 quả trứng gồm 1 quả chín và 1 quả sống. Sau đó dùng bút dạ đánh số 1 và 2 lần lượt lên vỏ trứng.
Xoay 2 quả trứng cùng 1 lúc và quan sát xem đâu là quả trứng sống và đâu là quả trứng chín. Nếu quả nào quay nhanh thì đó là trứng chín, còn quả nào chỉ lắc lư và đổ ngang luôn thì là trứng sống.
2. Trò chơi thực nghiệm với cây
Đây là trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non khá hữu ích sẽ giúp trẻ nhận biết được quá trình phát triển của vây.
Cần chuẩn bị 1 củ hành tây và 1 lọ thủy tinh. Sau đó đổ đầy nước vào lọ, đặt củ hành tây lên trên miệng sao cho một nửa củ hành ngập trong nước. Cùng đoán xem có điều gì xảy ra?
Kết quả: Mỗi ngày bé sẽ thấy củ hành mọc rễ dài ra và có nhú lá xanh ở trên do cây đang phát triển và lớn lên từng ngày.
3. Trò chơi nhận biết các con vật qua hành động của chúng
Chia lớp làm 2 đội, một đội mô phỏng hành động của con vật được chỉ định, đội còn lại phải quan sát và đoán đúng tên con vật trên. Sau đó đổi vị trí 2 đội với nhau.
4. Thí nghiệm vì sao lửa que diêm cháy không có bóng
Để có thể làm được thí nghiệm này chúng ta cần chuẩn 1 que diêm, sau đó đốt que diêm lên và để cách tường 1 khoảng nhỏ để xem vì sao lửa que diêm không có bóng.
Khi bạn đốt lên chắc chắn bạn chỉ nhìn thấy tay và thân que diêm ở trên tường, còn bóng thì sẽ không có bởi vì lửa không có khả năng tạo trên tường vì nó không cản ánh sáng qua lửa que diêm.
5.Trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non tạo nhóm
Trò chơi này sẽ giúp trẻ có thể phân loại được đồ vật với nhau và phát triển chức năng ký hiệu tượng trưng.
Cách chơi là cho trẻ quan sát những loại hoa, quả, lá có màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng. Sau đó yêu cầu trẻ nhặt đúng màu sắc của chúng bỏ vào trong rổ có màu sắc tương tự. Nếu trẻ xếp đúng và xong đầu tiên thì sẽ là người chiến thắng và nhận được 1 phần thưởng nhỏ khích lệ.
6. Thí nghiệm trộn dầu với nước
Đây là một trong những trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non nên áp dụng để bé có thể tự thực hành, tìm kiếm câu trả lời và bổ sung kiến thức cho mình.
- Đầu tiên cho màu thực phẩm vào nước, sau đó cho thêm dầu ăn
- Đóng nắp lại và lắc đều
- Đặt chai đứng yên, thấy nổi lên trên bề mặt
Hỏi bé vì sao dầu lại nổi lên? Lý giải do dầu nhẹ hơn nước lên sẽ bị nổi lên trên.
7. Trò chơi tìm lá cho cây
Trò chơi này giúp trẻ phân biệt được các loại lá cho cây. Thường sẽ áp dụng vào các hoạt động ngoại khóa kết hợp cho trẻ lao động nhặt cây.
Chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ có 3 - 4 bạn sau đó sẽ yêu cầu mỗi tổ nhặt một loại lá cây rụng ở sân trường theo yêu cầu trong 1 khoảng thời gian. Hết thời gian đội nào nhặt được đúng và nhiều lá cây hơn sẽ chiến thắng.
8. Trò chơi bánh xe mưa
Trò chơi này sẽ giúp trẻ mầm non nhận biết được vòng quay luân chuyển để tạo ra mưa thế nào. Giáo viên chuẩn bị các mảnh ghép rơi từng giai đoạn hình thành mưa như trời nắng - bốc hơi nước - tích tụ thành mây- đám mây đen- nước nhỏ thành mưa. Để cho bé theo dõi và quan sát trời mưa.
Sau đó thay đổi các mảnh ghép và nhờ bé hỗ trợ ghép đúng các bánh xe mưa để tạo thành cơn mưa.
9. Trò chơi khoa học vì sao trứng nổi trên nước
Cần chuẩn bị 2 quả trứng, 2 ly nước, muối. Tiến hành làm thí nghiệm khoa học bằng cách sau:
Đánh dấu lần lượt là cốc 1 và cốc 2. Trong đó, cốc 1 thì đổ nước tinh khiết vào, cốc 2 đổ nước nóng và thêm 4-5 thìa muối.
Sau đó đợi nước ở 2 cốc nguội lại và tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra ở 2 cốc thả quả trứng thế nào?
Kết quả cho thấy quả trứng ở cốc 1 chìm xuống, cốc 2 thì trứng nổi trên bề mặt nước. Lý do vì cốc 1 là nước nguyên chất nên mật độ phân tử của vỏ trứng lớn nước vì thế quả trứng sẽ chìm xuống. Còn cốc 2 trứng nổi lên do phân tử nước muối cao hơn vỏ trứng, quả trứng được phân tử nước muối nâng lên trên bề mặt nước.
10. Trò chơi chọn vật không cùng loại
Cần chuẩn bị các bức ảnh có các hình vẽ hoặc ảnh chụp các loại rau củ quả với nhau. Sau đó tìm ra trong đó có 1 vật không cùng loại với các vật còn lại. Và giải thích vì sao lại chọn như thế.
Hy vọng với 10 trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non vừa cung cấp trong bài viết đã đem đến cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích để giúp bạn có thể giúp con học tập và vui chơi tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
Tác giả: Nguyễn Thị Hương – PHT – Sưu tầm