Phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái theo Montessori
Phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái theo Montessori. Việc học đọc và viết của trẻ được diễn ra một cách vô thức. Bằng cách cầm nắm các món đồ chơi, trẻ học được cách cầm nắm một cây bút như thế nào. Không chỉ vậy, trẻ học được cách viết từ việc vẽ nghuệch ngoạc trên giấy. Ngoải ra, bằng cách nghe những âm đầu của các từ, trẻ sẽ học được cách âm thanh kết hợp để tạo thành một từ. Tại Montessori bọn trẻ học cách đọc và viết một cách rất tự nhiên. Chúng học trong quỹ thời gian riêng của chúng và không có bất kỳ sự ép buộc nào cả.
Một điều khá phổ biến trong phương pháp dạy Montessori trẻ sẽ bắt đầu học từ những việc cụ thể nhất rồi chuyển dần sang các khái niệm trừu tượng hơn. Trẻ càng biết cách thực hiện thao tác viết vẽ bằng đôi tay mình thì mọi khái niệm, chữ viết càng dễ tiếp thu trong bộ óc của trẻ.
Chúng ta càng tiếp nhận mọi thứ bằng các giác quan (nhìn, ngửi, nghe, chạm,..). Thì bộ não sẽ tạo ra nhiều kết nối thần kinh giúp ta hiểu được vấn đề đó hơn. Điều này hoàn toàn đúng với việc học chữ cái ở trẻ em. Ví dụ, một đứa trẻ học theo phương pháp Montessori sẽ học chữ cái “M” bằng cách nghe người lớn phát âm, nhìn hình dạng “M” như thế nào trên giấy, và chạm vào đường nét của chữ cái trên mặt giấy. Việc học chữ cái như thế này không chỉ giúp trẻ nhớ được mà còn làm cho quá trình học trở nên hứng thú hơn.
Dưới đây là một số yếu tố trong phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái theo Montessori.
Phát âm.
Thay vì trẻ học bằng cách nhớ chữ B – Bánh. Thì ta sẽ dạy chúng học cách phát âm của từng chữ cái trước. Ví dụ, B phát âm là “Bê”. Trẻ em học cách phát âm từng chữ cái như thế sẽ giúp chúng dễ dàng kết hợp các ngữ âm từng chữ cái để tạo thành 1 từ hoàn chỉnh. Thay vì học và nhớ cả 1 từ như “Mèo” chẳng hạn. Thì chúng sẽ học các phát âm “M-E-O” trước và ghép các ngữ âm lại để tạo thành từ “Mèo’. Việc học như thế này sẽ luyện tập được thính giác và trực giác của trẻ.
Học viết trước đọc.
Tại Montessori trẻ con được học viết trước khi học đọc. Bọn trẻ có thể dễ dàng ghép các chữ cái lại với nhau để tạo thành một từ. Với việc học phát âm của từng chữ cái. Chúng dễ dàng học được cách tự tạo một từ mới cho riêng mình. Cách học tự tạo ra từ mới như thế này giúp bọn trẻ hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng của từng chữ cái trước khi viết được chữ cái đó và trước cả khi đọc được một từ trong sách, báo.
Rèn chữ trên giấy là một trong những phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái
Mặc dù phương pháp này là phương pháp truyền thống, ở đâu cũng áp dụng nhưng nó có những mặt lợi ích không thể phủ nhận. Việc rèn chữ viết trên giấy giúp trẻ thấy được cách các nét chữ nối nhau trên giấy như thế nào. Một câu được hình thành có độ dài như thế nào trên mặt giấy. Phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái này đặc biệt hiệu quả với những đứa trẻ bé có hứng thú đặc biệt lớn với nghệ thuật.
Đi vào thực hành cùng những trò chơi
Chiếc túi bí ẩn – Mystery Bags
Mystery Bag là một trong những trò chơi kiểm tra khả năng nhớ từ của của trẻ. Chúng ta sẽ giấu các món đồ trong một chiếc túi và hỏi trẻ là. “Con có thể kiếm món đồ bắt đầu bằng “buh” không?”. Khi trẻ đưa tay tìm kiếm đúng món đồ vật (ví dụ như “bút” chẳng hạn). Thì điều đó đã chứng minh được rằng bộ óc trẻ đã lưu giữ hình ảnh của món đồ đó và nhớ được cảm giác khi chạm vào món đồ ấy.
Một điều cực kỳ quan trọng trong lúc chơi trò chơi là không sửa sai cho trẻ. Mà ta phải note lại những gì đứa trẻ có thể hiểu và nhớ. Và cố gắng hiểu hơn ý nghĩa và lý do đứa trẻ đưa bạn món đồ đó.
Đồ vật đồng âm
Khi trẻ đã hiểu ý nghĩa của các chữ cái tốt hơn trước, các giáo viên Montessori sẽ tạo ra một trò bao gồm 2 khay tương ứng với 2 chữ cái và 1 set đồ vật. Ví dụ, ta có 2 khay đựng, 1 khay đựng chữ cái “a” và khay đựng chữ cái “s”. Trẻ sẽ phân biệt món đồ được bắt đầu bằng chữ cái nào và đặt chúng vào khay của chữ cái đó. Ví dụ “a” trẻ chọn “apple”, “s” chọn “spider”…
Tác giả: Nguyễn Thị Hương – PHT – Sưu tầm