Có rất nhiều mẹo chữa sâu răng bằng các bài thuốc dân gian, bài thuốc nam rất hiệu quả, đó là:
- Kết hợp gừng và tỏi. Hoạt chất có trong gừng tỏi sẽ giúp giảm đau và ức chế vi khuẩn sâu răng phát triển. Bạn giã nát gừng và tỏi theo tỉ lệ 1:1, cho thêm vài hạt muối. Lấy bông thấm nước chấm lên chỗ răng đau.
- Lá ổi. Lá ổi có vị chát và chứa hợp chất astringents có tính chống viêm và kháng khuẩn, có thể làm nướu chắc hơn và làm giảm đau nhức răng. Lấy 1 nắm lá ổi non rửa sạch, giã nát với muối và nước ấm. Dùng tăm bông thấm nước lá ổi bôi vào vùng răng đau nhức.
- Lá trầu. Dùng 2 – 3 lá trầu không giã nhỏ cùng với vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu trắng. Chỉ nên xúc miệng với lá trầu và xúc miệng lại với nước sạch, không nên nuốt.
- Súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau răng sâu nhanh chóng nhưng cũng giúp làm sạch răng miệng khá hiệu quả.
Lưu ý: Các bài thuốc trên được áp dụng với những trường hợp mới chớm sâu hoặc sâu răng ở mức độ nhẹ, chưa gây viêm tủy, chưa hình thành ổ viêm nhiễm.
3. Yếu tố nguy cơ gây sâu răng
Sâu răng có rất nhiều yếu tố nguy cơ, đó là:
- Sự lên men đường có vai trò quan trọng trong việc gây bệnh sâu răng. Đường trong chế độ ăn có thể chia thành 2 loại: đường nội sinh (đường có sẵn trong rau và các loại hoa quả) và đường ngoại sinh (đường bổ sung, nước ép, sữa…). Đường ngoại sinh có khả năng gây bệnh cao hơn do vậy trong chế độ ăn uống nên giảm loại thực phẩm này.
- Vai trò vi khuẩn. Streptocccus muntans là chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất.
- Nước bọt. Nước bọt giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách rửa sạch thức ăn và mảng bám trên răng. Các chất được tìm thấy trong nước bọt cũng giúp chống lại axit do vi khuẩn tạo ra. Một số loại thuốc, tình trạng y tế, xạ trị vùng đầu, cổ hoặc một số loại thuốc hóa trị có thể làm tăng nguy cơ sâu răng khi làm giảm tiết nước bọt.
- Chế độ ăn. Thực phẩm nhiều đường, thực phẩm dễ bám vào răng,… như sữa, kem, mật ong, đường, soda, trái cây sấy khô, bánh ngọt, bánh quy, kẹo cứng và kẹo bạc hà, ngũ cốc khô và khoai tây chiên,… Thói quen ăn vặt, ăn trước khi ngủ, có nhiều khả năng gây sâu răng. Chế độ ăn có chứa nhiều phosphate có khả năng giảm tỉ lệ sâu răng.
- Vai trò yếu tố vi lượng: Vitamin D và Canxi: vitamin D giúp hấp thu canxi. Vì vậy còi xương kháng vitamin D làm cho sự lắng đọng canxi kém ảnh hưởng tới độ cứng của men răng, tạo điều kiện cho sâu răng dễ phát triển nhanh hơn.
- Men răng. Thiểu sản men răng hay men răng kém khoáng hóa có thể ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng nhưng không gây tăng tỷ lệ các tổn thương khởi phát.
- Chỉnh nha, sử dụng hàm giả bán phần, trám răng không đúng quy cách làm tăng khả năng lưu giữ các mảnh thức ăn, mảng bám vi khuẩn do đó làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
4. Sâu răng có nguy hiểm không? Sâu răng có chữa được không?
Bệnh sâu răng không thể tự khỏi và sẽ tiếp tục phát triển gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị tận gốc. Các biến chứng của sâu răng có thể bao gồm:
- Đau.
- Áp xe răng.
- Sưng hoặc có mủ xung quanh răng.
- Hư hỏng hoặc gãy răng.
- Các vấn đề về nhai.
- Vị trí răng bị dịch chuyển sau khi mất răng.
Do đó, sâu răng không thể tự hết mà cần có sự can thiệp nha khoa để khắc phục triệt để.
Việc đi khám, chữa trị sâu răng ở những cơ sở nha khoa, bệnh viện uy tín là rất quan trọng. Ảnh minh hoạ.
5. Chi phí chữa sâu răng
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng của người mắc phải nhưng sâu răng lại đem đến rất nhiều phiền toái, khiến người bị sâu răng ăn không ngon, đau đớn kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Việc đi khám, chữa trị sâu răng ở những cơ sở nha khoa, bệnh viện uy tín là rất quan trọng. Hiện có nhiều cách chữa sâu răng từ đơn giản đến phức tạp tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của răng mà có các chi phí khác nhau như:
- Khám sàng lọc.
- Chụp phim.
- Nhổ răng.
- Diệt tủy.
- Thay răng
Vì thế, tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của răng sâu đến đâu, sự lựa chọn dịch vụ của bệnh nhân về cơ sở y tế, chi phí cho khám, điều trị… Thông thường chi phí phải chi khi đi chữa răng sâu thường dao động từ 100.000 đồng - 7.000.000 đồng.